12/05/2023 14:13
5 thương hiệu gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam
Trải qua những thăng trầm của lịch sử đất nước, có những làng nghề vẫn còn tồn tại, đó là những địa danh: Bát Tràng, Đông Triều, Thanh Hà...trong đó có những làng nghề hiện nay đã thất truyền.
Gốm sứ Minh Long
Thành lập năm 1970, Công ty TNHH Minh Long I kế thừa truyền thống làm gốm 4 đời của dòng họ Lý (thời ông nội của nhà sáng lập Lý Ngọc Minh) từ hơn 100 năm.
Bắt đầu từ sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu và sau 1995 là sản xuất sứ gia dụng cao cấp, Minh Long là một trong số ít những thương hiệu tạo nên bước đột phá và uy tín hàng đầu trong ngành gốm sứ.
Với hệ thống nhà xưởng quy mô, thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư công nghệ tiên tiến trên thế giới (Đức, Nhật) cùng gần 3.000 công nhân viên, đội ngũ chuyên môn kỹ thuật lâu năm nhiều kinh nghiệm và những nghệ nhân lành nghề, tài hoa, Minh Long luôn giữ tiêu chí cao nhất về tiêu chuẩn chất lượng cho tất cả các sản phẩm.
Gốm sứ Đông Triều
Là một thương hiệu mạnh xuất khẩu sang các châu Âu, các sản phẩm của gốm sứ Đông Triều không chỉ được đánh giá cao về mặt chất lượng như độ bền của men mà kiểu dáng và thiết kế tinh tế, thanh thoát cũng rất được khách hàng ưa chuộng.
Cũng giống với các sản phẩm gốm sứ Việt Nam khác, để sản xuất ra loại gốm Đông Triều cần trải qua quy trình nung ở nhiệt độ cao để cho ra các sản phẩm đẹp mắt. Tuy nhiên gốm sứ Đông Triều lại có nét đặc trưng là nặng lửa, nên được nung ở nhiệt độ rất cao. Trải qua những thăng trầm của thời gian, thương hiệu gốm sứ Đông Triều luôn giữ được tiếng vang và có những tác động tích cực đến sản xuất địa phương.
Các sản phẩm từ làng gốm Đông Triều được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao bởi sự bền bỉ, đặc tính chịu nhiệt cao và khả năng chống va đập tốt.
Gốm sứ Bát tràng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa...
Làng gốm Thanh Hà
đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng Nam như hiện hay.
Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII - XVII nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa.
Gốm Thanh Hà được lấy từ đất sét nâu dọc sông Thu Bồn có độ dẻo và kết dính cao. Sản phẩm chủ yếu của người thợ Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vãi, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con vật … mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác.
Làng gốm Tân Vạn
Nằm ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, làng gốm Tân Vạn đã ngót nghét đến gần 300 tuổi. Số tuổi truyền nối bao nhiêu kiếp người, ấy vậy mà những nghệ nhân nơi đây vẫn bền chí với hòn đất, ngọn lửa, không ngừng học tập và sáng tạo mới mẻ dựa trên những nét tinh hoa của nền gốm sứ xưa.
Dù đã trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, nhưng những nghệ nhân nơi đây vẫn không ngừng cố gắng tiếp tục duy trì tổ nghiệp, tạo dựng chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp