Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

5 sự kiện mang tính quyết định của thế giới năm 2018

Phân tích

18/12/2018 17:06

Thế giới một năm qua có nhiều biến động, nhưng 5 sự kiện tiêu biểu sau đây mang tính chất quyết định của năm 2018

Từ việc Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên nối lại quan hệ tại Thế vận hội Mùa đông hồi tháng 1/2018 tới chương trình nghị sự “điên cuồng” của tháng 12, năm 2018 không thiếu những điều bất ngờ.

Đó là đánh giá của nhà báo Peter Apps - người phụ trách chuyên mục các vấn đề toàn cầu của hãng tin Reuters. Ông Apps là người sáng lập và đồng thời là giám đốc điều hành của Dự án Nghiên cứu Thế kỷ 21 (PS21) - một cơ quan tham mưu phi quốc gia, phi đảng phái và phi ý thức hệ. Theo nhà báo Apps, dưới đây là 5 sự kiện mang tính quyết định của năm 2018:

1. Một năm đầy thăng trầm của các tỷ phú công nghệ

   Tỷ phú Elon Musk.

 Tỷ phú Elon Musk.

Ngày 6/2, tên lửa Falcon Heavy của tỷ phú Elon Musk đã được phóng vào không gian từ bang Florida và đưa chiếc xe Tesla lên sao Hỏa. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ về ảnh hưởng và tham vọng của một thế hệ các tỷ phú công nghệ mới.

Tuy nhiên, nhìn chung 2018 là một năm khó khăn cho các tỷ phú công nghệ, và ông Musk cũng không phải ngoại lệ. Tháng 7/2018, tỷ phú Musk bị kéo vào cuộc tranh cãi ầm ĩ với một thợ lặn người Anh về chiếc tàu ngầm thu nhỏ mà ông hy vọng rằng có thể giúp giải cứu 12 cậu bé bị mắc kẹt trong một hang ngập nước ở Thái Lan.

Năm 2018 của Mark Zuckerberg - Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, từng được cho rằng sẽ là một ứng cử viên tổng thống Mỹ - chắc chắn cũng không tốt đẹp hơn khi công ty của tỷ phú này vướng vào một loạt vụ bê bối và “luồng gió ngược” chính trị.

Mark Zuckerberg bị điều trần trước quốc hội Mỹ.
Mark Zuckerberg bị điều trần trước quốc hội Mỹ.

CEO của Google, ông Sundar Pichai, trở thành vị giám đốc công nghệ mới nhất bị yêu cầu điều trần trước Quốc hội. Hiện Google đang đối mặt với sự chỉ trích về một loạt vấn đề, trong đó bao gồm cả quan hệ của tập đoàn này với chính phủ Mỹ và Trung Quốc.

Người sáng lập Amazon Jeff Bezos cũng chịu sự chỉ trích ngày càng tăng về điều kiện làm việc và trả thuế thấp. Tuy nhiên, tất cả những việc kể trên đều không ngăn cản được các tập đoàn công nghệ này tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới. Và thực sự rất nhiều lãnh đạo của các tập đoàn này tin rằng đó là sứ mệnh của họ.

Dự đoán các cuộc chiến này sẽ còn tăng lên trong năm 2019, đặc biệt nếu các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo và ô tô tự lái thúc đẩy sự thay đổi.

2. Tổng thống Donald Trump sa thải các cố vấn, củng cố quyền lực

Tổng thống Donald Trump sa thải một loạt quan chức cấp cao, nhằm đưa quyền lực tập trung vào tay mình.
Tổng thống Donald Trump sa thải một loạt quan chức cấp cao, nhằm đưa quyền lực tập trung vào tay mình.

Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump - một nhà tỷ phú - đã nắm được cách hoạt động của hệ thống chính trị Mỹ. Sau nhiều tin tức về những bất đồng ngày càng tăng với một số quan chức cấp cao nhất trong chính quyền, tháng 3/2018, Tổng thống Trump sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster. Hai người kế nhiệm lần lượt là Mike Pompeo và John Bolton được cho là sẽ ít chất vấn tổng thống hơn.

Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly rời nhiệm sở vào tháng 12, điều này khiến Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trở thành nhân vật có ảnh hưởng quan trọng nhất có thể kiềm chế ông Trump.Nhìn chung, Tổng thống Trump dường như ngày càng tin tưởng vào đánh giá của riêng ông hơn là của đội ngũ “những người gác cổng” hay những người của đảng Cộng hòa.

3. Tổng thống Mỹ lấy lòng lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Tổng thống Nga

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore tháng 6/2018, và ở Helsinki tháng 7/2018, ông Trump đã khiến nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ lo ngại khi có các cuộc gặp sôi nổi và nồng ấm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Sự thân mật của các hội nghị thượng đỉnh này đối lập hoàn toàn với cuộc họp của các nhà lãnh đạo đồng minh phương Tây G7 ở Canada cũng diễn ra hồi tháng 6 vừa qua. Khi đó, ông Trump dường như bị cô lập hơn bao giờ hết trong các vấn đề như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ và quan hệ với Nga. Các nhà lãnh đạo G7 không thể nhất trí về một tuyên bố chung, và chỉ có thể đưa ra tuyên bố của 6 nước thành viên không bao gồm Mỹ.

Những sự kiện tại G7 cho thấy tình trạng bất ổn ngày càng lớn trong nền ngoại giao thế giới. Các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng 11 vừa qua ở Papua New Guinea cũng không thể đưa ra một tuyên bố chung. Lần này là do sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Mỹ cùng các nước đồng minh về vấn đề thương mại.

Các động thái quân sự cũng trên đà tăng lên. Mùa hè 2018, Nga, Trung Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều tổ chức các cuộc tập trận lớn, trong bối cảnh đối đầu giữa các máy bay và tàu chiến ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và châu Âu ngày càng tăng lên rõ rệt.

4. Nhà báo Khashoggi bị sát hại

Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ngay tại lãnh sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ngay tại lãnh sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các quốc gia độc tài dường như đang tập trung “bóp nghẹt” những người bất đồng chính kiến và phản đối chính quyền. Điều này được thể hiện rõ nhất qua vụ nhà báo người Saudi Arabia, Jamal Khashoggi, bị sát hại ngay trong tòa nhà của lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ việc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế và dẫn tới một số động thái nhằm cô lập Riyadh về mặt ngoại giao, tuy nhiên không thể khiến những người chịu trách nhiệm về vụ việc phải lên tiếng xin lỗi.

Một loạt chính phủ độc tài dường như ngày càng tăng cường các hoạt động vi phạm nhân quyền, công khai sử dụng các hành động tàn bạo chống lại những người chỉ trích. Nga vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự chống lại những người nổi dậy còn sót lại ở Syria, và một liên minh do Saudi Arabia đứng đầu vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tại Yemen bất chấp những thiệt hại khủng khiếp đối với dân thường.

Liên hợp quốc ước tính Bắc Kinh đang giam giữ 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tái giáo dục. Những động thái như vậy cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Putin có thể đang cảm thấy bất an, không giống như những gì họ đang thể hiện, hoặc họ cho rằng những chiến thuật như vậy là cần thiết để tăng cường quyền lực.

5. Hội nghị G20 trong bối cảnh Paris bùng cháy

Tháng 11/2018, Hội nghị thượng đỉnh của G20 tại Argentina có thể là hội nghị đa phương thành công nhất trong năm nay khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhất trí một bản tuyên bố chung về cải tổ thương mại toàn cầu. Căng thẳng tại Ukraine và cuộc điều tra về sự can dự của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 của công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã khiến cuộc gặp giữa ông Trump và Putin không thể thực hiện được.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm hỗn loạn thị trường thế giới.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm hỗn loạn thị trường thế giới.

Tuy nhiên, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình đã đem lại một sự giải tỏa khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tạm dừng trong ngắn hạn. Trong khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp, các cuộc biểu tình tại Paris lại thu hút sự quan tâm của thế giới. Hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây trở về từ Argentina đều phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị ở trong nước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhượng bộ một số đòi hỏi của những người biểu tình tham gia phong trào Áo vàng, đặc biệt về vấn đề thuế nhiên liệu, song điều đó chưa đủ để ổn định lại đất nước.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phát đi tín hiệu rằng bà sẽ sớm rời vũ đài chính trị, mặc dù bà đã đạt được một số thành công trong việc đưa người được bà ủng hộ lên lãnh đạo đảng. Tổng thống Trump trở về Washington phải đối mặt với việc cựu luật sự của ông là Michael Cohen thừa nhận đã nói dối Quốc hội về dự án Tháp Trump ở Moskva. Thủ tướng Anh Theresa May đến nay vẫn chưa thể tìm được một thỏa thuận Brexit có khả năng được Quốc hội thông qua.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ từ chức vào năm 2021.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ từ chức vào năm 2021.

Rất nhiều trong số những bế tắc kể trên có nguyên nhân từ một cuộc khủng hoảng rộng hơn ở các nước phương Tây, nơi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng khiến những người nghèo khổ trong xã hội ngày càng bất bình. Giải quyết được những vấn đề này sẽ là công việc khó khăn không chỉ đối với năm 2019 mà còn lâu hơn nữa.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement