25/10/2023 13:10
5 bước tự kiểm tra bướu cổ tại nhà
Bệnh bướu cổ thường là bệnh lành tính nhưng bệnh cũng có thể tiến triển nghiêm trọng gây khó thở, khó nuốt thậm chí còn gây ung thư. Vậy bướu cổ có thể được phát hiện sớm như thế nào? Có cách nào để tự kiểm tra bướu cổ tại nhà hay không?
Bướu cổ không phải là bệnh lý nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, tự kiểm tra bướu cổ tại nhà cũng là một cách giúp người bệnh phát triển sớm bướu cổ.
Tuy nhiên, cách tự kiểm tra bướu cổ tại nhà cũng có nhiều hạn chế và đây không phải là phương pháp đáng tin cậy nhất để xác định bệnh lý bướu cổ.
Thông tin về bướu cổ
Bướu giáp đơn thuần: Nguyên nhân gây ra bệnh lý này không phải do viêm hay u, chức năng của tuyến giáp cũng hoàn toàn bình thường.
Bướu giáp độc tính: Đây là tình trạng đi kèm với cường giáp hoặc nhiễm độc thyroxin. Bệnh cũng gồm 3 dạng: Bướu nhân độc tính (bệnh Plummer), bướu lan tỏa nhiễm độc (bệnh Basedow) và bướu giáp Basedow hóa.
Ung thư tuyến giáp: Bệnh phổ biến ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi, khối y thường xuất hiện ở cực dưới tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn những loại ung thư khác nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh lý viêm tuyến giáp có triệu chứng của bướu giáp: Bao gồm bệnh viêm tuyến giáp tự miễn dịch (bệnh Hashimoto), xơ tuyến giáp mãn tính (bệnh Riedel) và viêm tuyến giáp bán cấp tính (bệnh De Quervain).
Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ
Đa số nguyên nhân dẫn đến bướu cổ là do cơ thể bị thiếu hụt một lượng iod nhất định, nhưng muốn điều trị khỏi bệnh thì không chỉ bổ sung iod thông thường.
Nguyên do là vì bướu cổ còn do hệ thần kinh bị tác động dẫn đến việc tuyến giáp không hấp thu được đủ lượng iod. Khi tuyến giáp bị thiếu iot từ việc ăn uống, tuyến giáp sẽ tự sinh ra hormon để bù đắp. Lúc này tuyến giáp sẽ bị phình to và gây nên tình trạng bướu cổ mà bạn thấy.
Một số loại thuốc và thực phẩm có thể gây nên bệnh bướu cổ khi sử dụng như thuốc kháng giáp, thuốc cản quang (trong chẩn đoán hình ảnh), thuốc chữa thấp khớp và muối lithium trong bệnh tâm thần, các thực phẩm như măng, rau cải, khoai mì… gây ức chế tổng hợp hormon của tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp bẩm sinh do yếu tố di truyền.
Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp như hút thuốc lá, thay đổi nội tiết tố cũng gây cản trở việc hấp thu iod.
Triệu chứng của bệnh bướu cổ
Triệu chứng của bệnh bướu cổ thường không quá rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên chúng ta thường hay bỏ qua nên làm thế nào để phát hiện bướu cổ. Khi có triệu chứng rõ ràng hơn là tuyến giáp phình to ra, thì có thể cảm nhận được bằng cách sờ nắn hoặc quan sát nghiêng.
Tuy nhiên, một số bất thường trong cơ thể mà bạn có thể lưu ý như:
- Cảm thấy khó nuốt, họng luôn khó chịu, có cảm giác bị vướng.
- Bị khó thở khi nằm.
- Có cảm giác hồi hộp, đôi khi có cơ đau tim thoáng qua, ra mồ hôi nhiều, sụt cân và các dấu hiệu của tăng hormone.
- Thường xuyên bị căng thẳng, suy giảm trí nhớ, táo bón, da bị khô nẻ,...
- Bướu cổ to hơn có thể quan sát bằng mắt thường.
Cách kiểm tra bướu cổ tại nhà
Theo một nghiên cứu, cách kiểm tra bướu cổ tại nhà có thể phát hiện bướu cổ với tỷ lệ 11.6% trong các trường hợp.
Bước 1: Đứng trước gương và quan sát phần cổ của mình. Tháo bỏ những vật dụng gây cản trở tầm nhìn như vòng cổ, khăn quàng hay áo cao cổ. Nếu sử dụng gương cầm tay, hãy hướng gương vào phần dưới và trước cổ. Tránh nhầm lẫn giữa tuyến giáp và yết hầu. Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ có hình bướm nằm phía trước cổ.
Bước 2: Ngửa cổ ra sau, hướng cằm lên trên để có thể thấy phần cổ.
Bước 3: Giữ tư thế ngửa cổ, uống một ngụm nước nhỏ và từ từ nuốt xuống. Quan sát chuyển động của khí quản và ghi nhận các bất thường nếu có.
Bước 4: Khi nuốt nước, hãy quan sát xem có dấu hiệu nào bất thường ở vị trí tuyến giáp không như có khu vực lồi ra, phì đại tuyến giáp hay các dấu hiệu các. Việc này nên được thực hiện nhiều lần để tránh bỏ sót các dấu hiệu. Nếu có nhân tuyến giáp là các nốt sần nhỏ ở bề mặt tuyến giáp, có thể cảm nhận bằng cách sử dụng đầu ngón tay để cảm thấy nhân giáp lăn hoặc quan sát thấy nốt tuyến giáp di chuyển khi nuốt. Nhân giáp có thể phát hiện ở 1 hoặc 2 bên tuyến giáp.
Bước 5: Sử dụng ngón tay sờ miết các khu vực xung quanh tuyến giáp để phát hiện sự sưng tấy, lồi lõm bất thường. Một cách để nhận biết tuyến giáp là miết nhẹ tay từ dọc theo đường từ giữa cổ từ trên xuống. Cấu trúc cứng đầu tiên bạn cảm nhận là yết hầu, tiếp đó là sụn nhẫn, di chuyển ngón tay xuống dưới, sẽ gặp eo tuyến giáp là nơi nối 2 thuỳ của tuyến giáp.
Sau nhiều lần lặp lại thao tác kiểm tra, nếu phát hiện có khu vực sưng lồi bất thường hãy thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán thêm. Một số xét nghiệm chẩn đoán cụ thể như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm tuyến giáp sẽ được thực hiện để chẩn đoán chính xác.
Một số lưu ý khi tự kiểm tra bướu cổ tại nhà
Khi tự kiểm tra bướu cổ tại nhà có một số lưu ý như mà bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn:
- Các nhân giáp có đường kính nhỏ (<1cm) thường khó phát hiện bằng cách sờ nắn trừ khi nhân này nằm phía trước cổ.
- Khi kiểm tra bướu cổ tại nhà cần lưu ý một số dấu hiệu sau có thể là bệnh bướu cổ ác tính: Nhân giáp sờ thấy cứng, ít chuyển động, nhân lớn hơn 4cm, nhân phình to nhanh, có triệu chứng khó nuốt kèm theo các triệu chứng như khó nuốt, khàn tiếng, đau hết vùng cổ - dấu hiệu cho thấy nhân giáp xâm lấn tại chỗ.
Đây là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản và áp dụng cho nhiều đối tượng, có thể kiểm tra tuyến giáp kể cả khi không có dấu hiệu mắc bướu cổ.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế và không hoàn toàn chính xác. Khi phát hiện những bất thường, nên thăm khám ở cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện các biện pháp chẩn đoán chính xác, đánh giá tình trạng bệnh lý và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Một số triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp có thể gặp như:
Suy giáp: Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, tăng cân, yếu các chi, giảm sự thèm ăn, táo bón, buồn ngủ, đau cơ, đau khớp, da khô, rụng tóc, trầm cảm, suy giảm tinh thần, không chịu được lạnh, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, rối loạn kinh nguyệt, giảm tiết mồ hôi.
Cường giáp: Các triệu chứng của cường giáp có thể gặp bao gồm cáu gắt, tức giận, khó ngủ, đổ mồ hôi nhiều, không chịu được nóng, run tay, nhịp tim nhanh hoặc không đều, mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn, da dầu, tiêu chảy, tóc thưa hoặc rụng tóc, mắt lồi (nếu do bệnh Graves), kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh, vú to ở nam giới, rối loạn cương dương (bất lực), đau ngực và hiếm gặp là suy tim nếu không được điều trị.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp