Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng gấp 6 lần so với tháng trước

Giá cả hàng hóa

01/07/2022 07:35

Thị trường nông sản hôm nay 1/7 tương đối ổn định, trong khi đó báo cáo từ cơ quan quản lý xuất nhập khẩu cho thấy, trong nửa đầu tháng 6, xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc đã tăng gấp 6 lần so với tháng trước.

Giá cà phê trong tháng 6 biến động trái chiều

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk là 43.100 đồng/kg, cao nhất thị trường trong khi giá thấp nhất là tại tỉnh Lâm Đồng: 42.500 đồng/kg. Tại các tỉnh khác như Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum là 43.000 đồng/kg.

Trong khi giá cà phê giao tại cảng ở TP.HCM là 47.000 đồng/kg.

Giá cà phê chốt phiên giao tháng 6 tăng giảm trái chiều trên 2 sàn phái sinh, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 16 USD (0,78%), giao dịch tại 2.033 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 13 USD (0,64%) giao dịch tại 2.031 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1,85 Cent (0,81%), giao dịch tại 230,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 1,70 Cent/lb (0,75%), giao dịch tại 227,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thị trường nông sản đầu tháng 7, giá cà phê biến động mạnh - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 233,56 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ. Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa, nếu như dịch Covid-19 hoàn toàn lắng dịu.

Dù không ít nhà kinh doanh cà phê Việt Nam đã chọn hướng thuê tàu rời để đưa hàng sang các nước nhập khẩu, nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp mới có khả năng thuê tàu cho riêng mình. Doanh nghiệp cà phê Việt Nam, thường chỉ cỡ trung và nhỏ, bán qua trung gian là chủ yếu, nên chưa thể chủ động bán hàng như trước đại dịch. Sức bán vì vậy mà hạn chế. Lượng tồn kho sau 5 tháng đầu niên vụ đã giảm dần.

Hiện tượng tranh mua tranh bán giảm sẽ khiến cho giá bán xuất khẩu không rẻ như trước. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng. Vì vậy, việc mua bán cà phê tại các đại lý vì thế cũng khá hạn chế.

Thị trường tiêu trong nước ổn định

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định, dao động trong khoảng từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường là 69.000 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tháng 7, giá cà phê biến động mạnh - Ảnh 2.

Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ổn định từ ngày 8/6 đến nay, và tăng 50 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng vào tuần trước. Cũng khoảng thời gian đó, giá tiêu trong nước mất 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Cũng từ 8/6 đến nay, theo niêm yết của Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia tại Lamung giảm 9%, xuống 3.657 USD/tấn; tại Brazil giảm 100 USD/tấn; giảm hơn 200 USD/tấn tại Ấn Độ và giữ nguyên ở Malaisia.

Nguyên nhân chính vẫn là nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm giữa các tác động tiêu cực của tình hình kinh tế tài chính toàn cầu.

Điều này có thể thấy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của ngành hàng này trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hiện thị trường trong nước được đánh giá đang phụ thuộc nhiều vào các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu, những doanh nghiệp FDI.

Một khi các đơn vị này chủ động hạ giá thu mua thì giá tiêu trong nước lại trượt theo trên diện rộng, bất chấp sản lượng giảm, tâm lý giữ hàng cao hay tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 17 ngày đầu tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 13.421 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt 11.699 tấn, tiêu trắng đạt 1.722 tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,7 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 46,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,4 triệu USD.

Đáng chú ý, 17 ngày đầu tháng 6 ghi nhận lượng nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu đạt 1.603 tấn, tiếp theo là UAE, Singapore và Mỹ.

Như vậy, chỉ sau 17 ngày đầu tháng 6, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc đã cao gấp 6 lần so với chỉ 263 tấn của tháng trước và là mức cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Theo VPA, việc Trung Quốc thu mua trở lại hy vọng sẽ là tín hiệu khởi sắc khi mà thị trường hồ tiêu trầm lắng trong suốt khoảng thời gian gần 2 tháng vừa qua.

Trước đó, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng dự báo thị trường hồ tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.

Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Giá cao su biến động nhẹ

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm 2,1 JPY,  xuống mức 255,6 JPY/kg, tương đương 0,81%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 70 CNY, xuống còn 12.675 CNY/tấn, tương đương 0,55%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản giảm do đồng JPY suy yếu cùng doanh số bán lẻ trong nước lạc quan đã hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, bù đắp lại khi chứng khoán Tokyo yếu hơn.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore không đổi ở 163,5 US cent/kg.

Thị trường nông sản đầu tháng 7, giá cà phê biến động mạnh - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 280,85 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 13,72 nghìn tấn, trị giá 25,53 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.860 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là cao su tự nhiên.

Trong đó, chủng loại SVR10 được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ nhiều nhất, chiếm 25,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.

Đứng thứ hai là chủng loại RSS3 chiếm 24,4% và thứ ba là Latex chiếm 22,4% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.

Về giá xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ đều giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giảm mạnh nhất là RSS3 giảm 8,6%; Latex giảm 5%; SVR CV60 giảm 7,5%...

Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng như SVR10 tăng 5,9%, SVR20 tăng 8,6%...

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement