Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu gặp khó vì giá cước vận tải biển tăng chóng mặt

Cơ hội giao thương

30/12/2020 16:03

Giá cước tàu biển tăng cao do tình trạng thiếu tàu biển và nhất là thiếu container rỗng để đóng hàng, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng xuất khẩu đã phản ánh về việc giá cước tàu biển tăng chóng mặt trong mấy tháng cuối năm.

Chẳng hạn, trong tháng 10, giá cước tàu biển đi Anh ở mức 1.540 USD/cont (container), sang tháng 11, đã nhảy vọt lên ở mức 5.450 USD/cont và tháng 12/2020 tiếp tục tăng mạnh lên 7.200 USD/cont.

Cũng theo thông tin từ các doanh nghiệp, trước tháng 10/2020, giá cước tàu biển đi Los Angeles (Mỹ) từ 700-1.000 USD/cont, nay đã ở mức khoảng 5.000 USD/cont.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, những tháng cuối năm 2020 và quý 1/2021 đang là mùa thu hoạch, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2020 đến nay, tình trạng cước phí tàu tăng cao, đồng thời doanh nghiệp thiếu container rỗng để đóng hàng, một số hãng tàu thu thêm các khoản phí trong mùa cao điểm, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp hồ tiêu.

Thậm chí hàng đã đóng và hạ bãi nhưng vẫn không được lên tàu do không còn chỗ hoặc bị rớt tàu tại cảng trung chuyển do hãng tàu ưu tiên khách hàng thị trường khác giá tốt hơn.

Hiện tại các lô hàng giao của các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam trong tháng 11 và tháng 12 đã phải trả chi phí cước tàu cao gấp đôi những tháng bình thường, đồng thời còn phải trả các khoản phí trong mùa cao điểm cho các hãng tàu (có hãng thu 1.000 USD/cont). Điều này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì khi giao dịch các hãng tàu không thông báo phát sinh chi phí cước tàu và các khoản phí này.

Ông Hải cho rằng, với 95% sản lượng hồ tiêu để xuất khẩu, việc thiếu container rỗng để đóng hàng cũng như cước tàu tăng, cùng với đó là ảnh hưởng của COVID-19 càng làm cho các doanh nghiệp hồ tiêu thêm khó khăn, làm chậm sự phục hồi kinh tế của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giá cước tàu biển tăng quá cao là do đang tình trạng thiếu tàu biển và nhất là thiếu container rỗng để đóng hàng.

Nguyên nhân là do yêu cầu phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 đã khiến cho năng lực xử lý hàng hóa tại các cảng ở châu Âu và Bắc Mỹ (2 thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới), bị sụt giảm nặng nề, khiến cho một lượng lớn container đang tồn đọng ở những khu vực này. Nhiều hãng tàu đã phải cắt giảm tuyến, gây thiếu hụt chuyến, chỗ chở hàng.

Mặt khác, do COVID-91, năng lực sản xuất hàng hóa ở các khu vực Mỹ Latin, Nam Á và Đông Âu bị sụt giảm, nên nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Điều này đã góp phần quan trọng làm cho tình trạng thiếu hụt container rỗng ở Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng càng thêm trầm trọng.

Bộ Công thương cho biết, tình trạng thiếu tàu biển và thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ còn kéo dài đến hết quý 1/2021, thậm chí lâu hơn khi COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng không chỉ trong cuối năm 2020 mà cả những tháng đầu năm 2021, bởi đường biển đang chiếm 40-50% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.

PHƯƠNG PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement