Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xu hướng giảm phát và dòng vốn của Trung Quốc đang chuyển hướng?

Kinh tế thế giới

11/03/2024 15:54

Các dấu hiệu cho thấy Phố Wall đang hụt hơi và dữ liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc sẽ tác động đến tâm lý của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán châu Á mở cửa vào ngày 11/3.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng sẽ thông báo sự thay đổi chính sách lớn trong tháng 3. Diễn biến này có thể sẽ kéo đồng yen và chỉ số Nikkei 225 lên cao hơn.

Hôm 9/3, số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tại nền kinh tế tỷ dân đã tăng cao hơn dự kiến vào tháng 2, nhưng tình trạng giảm phát giá sản xuất vẫn chưa chấm dứt.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đi lên 0,7% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng cao nhất trong vòng một năm. Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến chống giảm phát đang diễn biến theo hướng có lợi cho các nhà hoạch định chính sách.

Lịch kinh tế của châu Á rất nhẹ nhàng, chỉ có số liệu cuối cùng về tổng sản phẩm quốc nội quý IV của Nhật Bản. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy nền kinh tế tránh được suy thoái kỹ thuật nhờ chi tiêu của doanh nghiệp vào nhà máy và thiết bị mạnh hơn dự kiến.

Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 1,2% so với một năm trước, mức cao nhất trong hơn hai năm.

Xu hướng giảm phát và dòng vốn của Trung Quốc đang chuyển hướng?- Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Giảm phát là một trong các mối lo hàng đầu của nhà đầu tư về thị trường Trung Quốc. Lo ngại khác là căng thẳng địa chính trị.

Hôm 8/3, Bloomberg đưa tin Mỹ đang cân nhắc trừng phạt một số công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm nhà sản xuất chip ChangXin Memory Technologies, nhằm cản trở năng lực phát triển chip bán dẫn tiên tiến của Bắc Kinh.

Vốn đã tràn ra khỏi Trung Quốc một thời gian, nhưng các nhà phân tích tại Viện Tài chính Quốc tế cho biết làn sóng này có thể đang thay đổi - Trung Quốc đã công bố dòng vốn cổ phần đầu tiên đổ vào trong 6 tháng vào tháng Hai và là dòng vốn lớn nhất trong hơn một năm.

Tại một thị trường châu Á lớn khác là Nhật Bản, các giao dịch liên quan tới đồng yen đang trở nên sôi động trong bối cảnh cuộc họp chính sách ngày 18/3 của BoJ đến gần. Các nhà đầu tư đang đồn đoán rằng BoJ sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ siêu lỏng và lãi suất âm.

Xu hướng giảm phát và dòng vốn của Trung Quốc đang chuyển hướng?- Ảnh 2.

Một người bán trái cây phục vụ khách hàng tại một khu chợ ngoài trời ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 12/1/2024. Ảnh: Reuters

Đồng yên tuần trước đã ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 7, tăng 2% so với đồng USD. Ở phía bên kia của tỷ giá đồng USD/yên, các nhà giao dịch hiện thấy Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Đồng USD/yên có thể có nhiều khả năng giảm giá hơn, nếu các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ tiếp tục đảm bảo vị thế bán đồng yên của họ, mức lớn nhất trong sáu năm tính đến cuối tháng Hai. Dữ liệu cho thấy các quỹ đã cắt giảm khoảng 10% trong tuần tính đến ngày 5/3.

Ở Mỹ và châu Âu, giới đầu tư kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6 - kịch bản tích cực với cổ phiếu. Nhưng mặt khác, một số dấu hiệu cho thấy đà tăng đáng nể của chứng khoán Mỹ đang chững lại.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều giảm điểm trong tuần trước, bất chấp sự sụt giảm đáng kể của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và mức giảm lớn nhất trong tuần của đồng USD. Nhưng tính trong khoảng thời gian 19 tuần, cả hai chỉ số này mới chỉ trải qua ba tuần tiêu cực.

(Nguồn: Reuters)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement