Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

World Bank: Sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam có thể đã chạm đáy

Cơ hội giao thương

19/09/2023 11:21

Theo Báo cáo cập nhật diễn biến kinh tế của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) về Việt Nam, xuất nhập khẩu được nhận định đã “chạm đáy” và có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ nay đến cuối năm.

Ngày 18/9, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã công bố báo cáo điểm lại những diễn biến kinh tế tháng 8/2023. Theo đó, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tháng vừa qua ghi nhận nhiều diễn biến trái chiều.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng nội địa (thực phẩm, đồ uống và xăng dầu) tiếp tục được mở rộng, phản ánh sự vững vàng của cầu nội địa.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu hàng tháng cũng tăng nhẹ trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2023, mặc dù một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục giảm trong tháng 8.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đạt 18,23 tỷ USD, tăng tới 26,2% (tương ứng tăng 3,79 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 8/2023.

World Bank: Sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam có thể đã chạm đáy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 8 tăng so với kỳ 1 tháng 8/2023 ở một số nhóm hàng chủ lực như: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 545 triệu USD (tương ứng tăng 35,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 525 triệu USD (tương ứng tăng 22,1%); hàng dệt may tăng 347 triệu USD (tương ứng tăng 22,4%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 309 triệu USD, (tương ứng tăng 12,8%); sắt thép các loại tăng 239 triệu USD (tương ứng tăng 102%; hàng thủy sản tăng 125 triệu USD (tương ứng tăng 33,9%); hàng rau quả tăng 109 triệu USD (tương ứng tăng 61%)...

Như vậy, tính hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 228,17 tỷ USD, vẫn giảm 9,8%, tương ứng giảm 24,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên tốc độ giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đây.

Nhiều mặt hàng vẫn đang duy trì tốc độ và giá trị xuất khẩu ở mức cao. Đơn cử, số liệu thống kê cho thấy, tháng 8/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục 3.054 USD/tấn, tăng 8,0% so với tháng 7/2023 và tăng 29,7% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.463 USD/tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá thu về gần 3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 3,1% về trị giá nhờ giá bán tăng cao.

Hoặc đối với mặt hàng dệt may, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, sau nhiều tháng ảm đạm, tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm của ngành dệt may sẽ cải thiện và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt 40 tỷ USD trong năm 2023.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhận định ngành dệt may Việt Nam đã qua "đáy xấu nhất". Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết hơn một nửa khách hàng của tập đoàn này đánh giá tình hình thị trường đang tốt lên, tín hiệu chung cho thấy hiệu quả ngành may trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tương đương 6 tháng đầu năm.

Tương tự, SSI Research nhận định đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện dần từ quý 4/2023.

Chỉ số đo lường tình trạng hoạt động kinh tế của ngành sản xuất (PMI) của Việt Nam đã tăng lên 50,5 vào tháng 8 sau 5 tháng liên tiếp nằm trong vùng suy giảm (tháng 3 - /2023), cho thấy sự cải thiện nhẹ trong điều kiện kinh doanh.

Doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 2,5% so với tháng 7, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch COVID-19 (11-12%). Doanh số hàng hóa có sự cải thiện nhẹ, nhưng mức tăng của tháng 8 cũng được thúc đẩy bởi doanh thu dịch vụ và du lịch, với 1,2 triệu lượt khách quốc tế ghé năm Việt Nam trong tháng.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, các chỉ số kinh tế cho thấy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tiếp tục giảm lần lượt 7,3% và 8,1% vào tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu giảm là do xuất khẩu các sản phẩm sản xuất chính giảm, bao gồm điện thoại thông minh (tương ứng giảm 14,6%), máy móc (tương ứng giảm 17,9%), dệt may (tương ứng giảm 17,8%) và giày dép (tương ứng giảm 19,3%). Việc xuất khẩu giảm trực tiếp ảnh hưởng tới việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, dẫn tới hoạt động nhập khẩu hàng dệt may, thiết bị điện, máy móc cũng giảm.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng tháng đã được cải thiện liên tục kể từ tháng 5, cho thấy sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu đã có thể đã chạm đáy.

Một điểm đáng chú ý khác là chỉ số lạm phát chung, tính theo chỉ số CPI, trong tháng 8/2023 đã tăng lên 3% từ mức 2,1% ghi nhận trong tháng 7, đảo ngược xu hướng giảm trong 6 tháng liên tiếp vừa qua. Lương thực, thực phẩm cũng như nhà ở và vật liệu xây dựng là những tác nhân chính gây ra lạm phát CPI.

Trái lại, lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng được kiểm soát giá (dịch vụ giáo dục và y tế), giảm nhẹ từ mức 4,1% trong tháng 7 xuống 4% trong tháng 8.

Tăng trưởng tín dụng đã tăng từ mức 9% hồi tháng 7 lên 9,4% vào tháng 8, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đã ghi nhận trong giai đoạn trước đại dịch và vẫn dưới mức trần tín dụng định hướng hàng năm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra cho năm 2023 (14%), dù đã trải qua 4 lần cắt giảm lãi suất và thanh khoản thị trường dồi dào. Điều này cho thấy đầu tư khu vực tư nhân tiếp tục yếu, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản và niềm tin của nhà đầu tư yếu.

Trong khi đó, nguồn vốn FDI trong tháng 8 vẫn tương đối ổn định, đạt 1,9 tỷ USD vào tháng 8. Dù cam kết FDI giảm 32% so với tháng 7, nhưng cam kết FDI lũy kế 8 tháng đầu năm 2023 lên tới 18,1 tỷ USD, cao hơn 8,2% so với cùng kỳ năm 2022 và giải ngân FDI vẫn ổn định, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam vẫn được duy trì, theo vietnamfinance.vn.

Cân đối ngân sách tháng 8 thâm hụt ở mức khoảng 2,1 tỷ USD, trong khi thâm hụt ngân sách tính đến thời điểm hiện tại ước khoảng 2,3 tỷ USD. Khi nền kinh tế chậm lại, số thu ngân sách trong tháng 8 giảm 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi tiêu công tiếp tục tăng 22,1% trong tháng 8 so với cùng kỳ do giải ngân đầu tư công tăng.

Tính đến cuối tháng 8, Kho bạc Nhà nước đã phát hành khoảng 230,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tương đương 57,6% tổng vốn vay dự kiến cho năm 2023. Khoảng 83% lượng trái phiếu phát hành có kỳ hạn dài 10 năm và 15 năm, với lãi suất danh nghĩa lần lượt là 2,36% và 2,59%.

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng thế giới nhận định hoạt động xuất khẩu có thể đã chạm đáy và tiêu dùng trong nước vẫn ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục chậm, phản ánh đầu tư tư nhân trong nước và niềm tin của nhà đầu tư yếu.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement