17/08/2022 13:50
WHO kêu gọi công chúng hỗ trợ đổi tên bệnh đậu mùa khỉ
Cơ quan y tế Liên hợp quốc cho biết họ muốn tìm ra một cái tên mới, ít kỳ thị hơn cho căn bệnh đang lây lan nhanh chóng.
Tổ chức Y tế Thế giới đã mời công chúng tìm ra một cái tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ, kêu gọi sự giúp đỡ trong việc đưa ra một chỉ định ít kỳ thị hơn cho căn bệnh lây lan nhanh trong bối cảnh lo ngại về cái tên này.
Các chuyên gia cảnh báo rằng cái tên này có thể gây kỳ thị cho các loài linh trưởng, không những vậy còn gây ảnh hưởng đến những người không liên quan trong sự lây lan của nó và đối với lục địa châu Phi mà loài động vật này thường sinh sống.
Ví dụ, gần đây ở Brazil, đã có báo cáo về trường hợp người dân tấn công khỉ vì lo sợ dịch bệnh.
Người phát ngôn của WHO, Fadela Chaib, nói với các phóng viên tại Geneva hôm thứ Ba rằng: "Bệnh đậu mùa ở người đã được đặt tên cho nó trước khi có các ban hành tốt nhất hiện nay trong việc đặt tên bệnh".
"Chúng tôi thực sự muốn tìm ra một cái tên không gây kỳ thị", cô nói thêm và cho biết buổi tư vấn hiện được mở cho tất cả mọi người thông qua một trang web chuyên dụng.
Chaib nói: "Điều rất quan trọng là chúng tôi phải tìm ra một cái tên mới cho bệnh đậu mùa khỉ vì đây là phương pháp tốt nhất để không tạo ra bất kỳ hành vi xúc phạm nào đối với một nhóm dân tộc, một khu vực, một quốc gia, động vật, v.v.".
Sở dĩ gọi là bệnh đậu mùa khỉ là vì virus ban đầu được xác định trên những con khỉ được nuôi để nghiên cứu ở Đan Mạch vào năm 1958, nhưng căn bệnh này được tìm thấy ở một số loài động vật, và thường xuyên nhất là ở loài gặm nhấm.
Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, với sự lây lan ở người kể từ đó chủ yếu giới hạn ở một số quốc gia Tây và Trung Phi nơi bệnh lưu hành.
Nhưng vào tháng 5, các trường hợp mắc bệnh, gây sốt, đau nhức cơ bắp và các tổn thương da giống mụn nhọt lớn, bắt đầu lan nhanh trên khắp thế giới, chủ yếu là ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới.
Trên toàn thế giới, hơn 31.000 trường hợp đã được xác nhận kể từ đầu năm và 12 người đã tử vong, theo WHO, tổ chức đã chỉ định vụ bùng phát là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Mặc dù virus có thể lây nhiễm từ động vật sang người, nhưng các chuyên gia của WHO khẳng định sự lây lan toàn cầu gần đây là do sự lây truyền tiếp xúc gần giữa người với người.
Các đề xuất tên bao gồm từ kỹ thuật (OPOXID-22, do bác sĩ cấp cứu Jeremy Faust của Trường Y Harvard đệ trình) cho đến y khoa (Poxy McPoxface, do Andrew Yi đệ trình nhằm ám chỉ Boaty McBoatface - gần như tên của một tàu nghiên cứu vùng cực của Anh sau một cuộc bỏ phiếu công khai về sự lựa chọn).
Một trong những bài nộp phổ biến hơn cho đến nay là Mpox, được gửi bởi Samuel Miriello, giám đốc tổ chức sức khỏe nam giới RÉZO, tổ chức đã sử dụng tên này trong các chiến dịch tiếp cận ở Montreal, Canada.
"Khi bạn không liên kết tới hình ảnh con khỉ, mọi người dường như hiểu nhanh hơn rằng có một trường hợp khẩn cấp cần được thực hiện nghiêm túc", ông nói với hãng tin Reuters.
Một đề xuất khác, TRUMP-22, dường như đề cập đến cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã sử dụng thuật ngữ gây tranh cãi "virus Trung Quốc" cho loại Covid-19 mới, mặc dù tác giả của nó cho biết nó là viết tắt của "Toxic Rash of Unrecognized Mysterious Provenance of 2022".
Tuần trước, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc thông báo rằng một nhóm chuyên gia mà họ đã triệu tập đã đồng ý về tên gọi mới cho các biến thể của virus đậu mùa khỉ.
Cho đến nay, hai biến thể chính được đặt tên theo các khu vực địa lý mà chúng được biết là lưu hành, lưu vực Congo và Tây Phi.
Các chuyên gia đã đồng ý đổi tên chúng bằng cách sử dụng chữ số La Mã, gọi chúng là Clade I và Clade II. Một biến thể phụ của Clade II, hiện được gọi là Clade IIb, được coi là thủ phạm chính gây ra sự bùng phát toàn cầu đang diễn ra.
(Nguồn: AL JAZEERA)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp