Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vũ Thị Thúy, CEO Bất động sản Nhật Nam, là ai?

Doanh nhân

07/09/2023 13:13

Công an TP. Hà Nội đang tạm giữ khẩn cấp bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa), Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an TP. Hà Nội, bà Vũ Thị Thúy bị điều tra theo Khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Thuý đã có hành vi đưa ra thông tin sai sự thật về việc Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam có nhiều bất động sản, dự án đầu tư, có lợi nhuận cao để huy động vốn của nhiều cá nhân số tiền đặc biệt lớn, rồi sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các cá nhân trên.

Hiện, bà Thúy đang bị cơ quan công an giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại trại giam số 1, Công an TP. Hà Nội.

Bà Vũ Thị Thuý sinh năm 1983, là Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Sông Đà 1.01 (SJC). Bà Thúy còn được biết đến là vợ ca sĩ Khánh Phương.

Tại sao CEO Vũ Thị Thúy bất động sản Nhật Nam bị tạm giữ khẩn cấp?  - Ảnh 1.

Bà Vũ Thị Thúy, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Nhật Nam được thành lập ngày 2/7/2019, với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Đến ngày 30/7/2019, doanh nghiệp này chuyển thành công ty cổ phần, đồng thời nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Trên giấy phép kinh, Nhật Nam chủ yếu hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ ăn uống, bất động sản...

Theo tư liệu thực tế, Nhật Nam hoạt động theo hình thức huy động vốn qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn đầu tư. Doanh nghiệp này thành lập rất nhiều văn phòng và chi nhánh trên khắp cả nước, sau đó huy động vốn của khách hàng với cam kết trả lợi nhuận cao ngất ngưởng. 

Nhân viên của Nhật Nam lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỷ suất lợi nhuận trên trời. Với các gói đầu tư từ 20 triệu đồng đến 5 tỷ đồng và thậm chí là không giới hạn số tiền đầu tư với lợi nhuận từ 168 %/24 tháng với lời hứa tặng sổ đỏ hay cổ phiếu... khi mua bất động sản.

Ngoài ra, nếu khách hàng rút tiền đầu tư nửa chừng sẽ mất toàn bộ số tiền lãi, bị phạt 30% và không trả lại tiền mà trả bằng một bất động sản có giá trị tương đương. 

Với chiêu thức mồi nhử lãi suất cao để hút khách hàng, nhiều người đã ký hợp đồng đầu tư với Nhật Nam mà không quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này.

Còn những sổ đỏ mà nhân viên khoe với khách hàng đa phần là đứng tên cá nhân. Có nhiều miếng đất ở Tây Ninh vẫn là đất nông nghiệp có giá trị thị trường rất thấp, dao động khoảng 40 - 60 triệu đồng/1.000 m2.

Tại sao CEO Vũ Thị Thúy bất động sản Nhật Nam bị tạm giữ khẩn cấp?  - Ảnh 2.

Một khách hàng đến tìm hiểu đầu tư tại Bất động sản Nhật Nam. Ảnh: Cẩm Viên.

Nhân viên của Nhật Nam còn "nổ" với khách hàng là bà Vũ Thị Thúy là người có gia thế "khủng", nắm trong tay nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn, bất động sản có giá trị khắp cả nước.

Theo nhân viên Nhật Nam, lý do công ty huy động vốn với lãi suất cao là vì bà Vũ Thị Thúy quá thành công, nên muốn chia sẻ việc kiếm lợi nhuận cùng nhà đầu tư. Bà Thúy cũng từng khẳng định "ai đầu tư vào Nhật Nam mất tiền sẽ đền". 

Ngoài ra, tại các buổi hội thảo, hội nghị Bất động sản Nhật Nam lợi dụng hình ảnh của cán bộ có chức vụ đã nghỉ hưu, để lấy niềm tin của các nhà đầu tư. 

Bên cạnh đó, Nhật Nam phát triển hệ thống môi giới theo mô hình kim tự tháp, tương tự phương thức đa cấp. Cứ 5 môi giới phát triển ra được 10 môi giới, mời chào được doanh số trên 10 tỷ đồng thì hưởng 7% hoa hồng.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, việc kêu gọi đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh của Nhật Nam thực chất là một hình thức huy động vốn ẩn chứa nhiều điều bất thường, tiềm ẩn rủi ro lớn đối với nhà đầu tư.

Tại sao công ty không vay ngân hàng hoặc các nguồn vốn khác lãi suất thấp mà tập trung huy động vốn của người đầu tư với lãi suất rất cao như vậy?

Điều này chưa kể việc huy động vốn để sử dụng vào mục đích, lĩnh vực cụ thể nào chưa được quy định rõ trong hợp đồng, đây chỉ đơn giản là việc ghi nhận sự hợp tác giữa các bên (bên cấp vốn và bên nhận vốn) để hoạt động đầu tư, kinh doanh đem lại lợi nhuận.

Hợp đồng cũng ghi khoản tiền chi cho người đầu tư là hoàn vốn và “phân chia lợi nhuận” nên các công ty trên có thể lách được quy định về chi trả lãi suất mà hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20 %/năm theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật sư Bình cũng cho biết thêm, việc doanh nghiệp đã hợp thức hóa huy động vốn bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp những hành vi chiếm đoạt tài sản khó xử lý hình sự. Vì bản chất hợp đồng này là thỏa thuận dân sự nên khi xảy ra tranh chấp, người dân chỉ có thể khởi kiện ra tòa án.

Các trường hợp khởi kiện dân sự để đòi lại khoản vốn đã đầu tư cũng rất khó khăn, thậm chí là không thể bởi bản chất khi đó doanh nghiệp đã không còn khả năng tài chính để hoàn trả hoặc nếu có thì bên cấp vốn cũng phải mất rất nhiều thời gian chờ thi hành án để thu hồi vốn.

Bà Vũ Thị Thúy chửi khách hàng trong buổi tiếp xúc làm việc. 

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement