Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ công an lái xe vật chứng gây tai nạn ở Sóc Trăng: Chủ xe đòi đền xe mới có đúng luật?

Vĩ mô

16/11/2017 05:57

Một chủ xe tang vật yêu cầu công an đền xe mới cho mình khi một cán bộ trên đường đưa xe về nơi tạm giữ không may gây tai nạn. Vậy việc đòi đền bù này có đúng luật?

Sự vụ được tóm lượt như sau: Ngày 12/11, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Sóc Trăng) phát hiện và đưa về nơi tạm giữ một xe ô tô màu trắng mang BKS 83A-054.75 do chủ xe này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình điều khiển phương tiện đến nơi tạm giữ thì xe mất lái, lao lên vỉa hè gây ra va chạm, làm hư hỏng nhẹ 7 xe mô tô và gây thương tích nhẹ cho 2 người đi bộ.

Xe tang vật gây tai nạn Ảnh: Dân trí

Ngày 15/11/2017, tại buổi làm việc giữa chủ xe ô tô và Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng, chủ xe yêu cầu người điều khiển chiếc xe gây tai nạn (Thượng uý Công an thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Sóc Trăng) phải bồi thường xe mới bằng tiền sau khi đã trừ khấu hao. Mức bồi thường được áp dụng theo giá xe cùng loại vào thời điểm hiện tại.

Vấn đề đặt ra là theo quy định pháp luật hiện nay thì yêu cầu bồi thường của chủ xe ô tô có đúng không?

Thứ nhất, yêu cầu của chủ xe là chưa hoàn toàn hợp lý, bởi căn cứ quy định tại Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

“1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản trên thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này. Thời điểm để xác định hiện trạng tài sản làm căn cứ tính mức bồi thường là thời điểm thiệt hại xảy ra.

2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.”.

Theo đó, yêu cầu bồi thường của chủ xe là chưa hoàn toàn hợp lý, bởi vì, mức bồi thường thiệt hại phải được xác định trên mức độ thiệt hại thực tế. Trường hợp xe ô tô này chỉ bị trầy xước, hư hỏng nhẹ thì chỉ được bồi thường chi phí để sửa chửa, khôi phục. Trường hợp xe bị hư hỏng nặng không có khả năng khôi phục thì mới được bồi thường giá trị xe cùng loại trên thị trường trừ hao mòn của xe trên thị trường tại thời điểm yêu cầu.

Thứ hai, điều kiện để chủ xe có thể yêu cầu bồi thường như trên.

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 về nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường:

“a) Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình;

b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường;

c) Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trường hợp chủ xe muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại như trên thì phải chứng minh được thiệt hại xảy ra trên thực tế. Cụ thể, là chủ xe phải chứng minh được có hành vi gây thiệt hại, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế.

LS HOÀNG THU (VP LUẬT HOÀNG THU)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement