Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VPBank lãi gần 20.000 tỷ đồng sau 9 tháng

Ngân hàng

21/10/2022 18:30

Kết thúc quý 3/2022, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với khoản lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, trong 3 tháng gần nhất, ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội này đã ghi nhận gần 13.500 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.

Đóng góp chính vào tổng thu nhập trong kỳ này vẫn là hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần đạt gần 10.400 tỷ đồng, tăng 39%. Trong khi nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng thấp quý 3 khiến thu nhập lãi thuần giai đoạn này tăng trưởng thấp, chỉ tiêu tại VPBank vẫn ghi nhận tăng trưởng cao và là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của VPBank trong quý.

Không chỉ thu nhập lãi thuần, các mảng kinh doanh ngoài lãi của VPBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong quý vừa qua. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng hơn gấp đôi, mang về 1.769 tỷ; hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chuyển từ lỗ kỳ trước sang lãi 81 tỷ đồng kỳ này; lãi thuần từ hoạt động khác tăng 8%...

Ở chiều ngược lại, tổng chi phí hoạt động ngân hàng phải chi ra kỳ này là hơn 3.500 tỷ đồng, tăng gần 44% so với cùng kỳ. Tương tự, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gần 10%, tiêu tốn của ngân hàng hơn 5.400 tỷ đồng, theo Zing.

Tuy vậy, nhờ các khoản thu tăng mạnh kể trên mà VPBank vẫn báo lãi trước thuế 4.514 tỷ đồng riêng quý 3, tăng tới 67% so với cùng kỳ năm trước.

Khoản lợi nhuận này cộng với kết quả kỷ lục ghi nhận được trong kỳ bán niên trước đó đã giúp VPBank thu về tổng cộng 19.837 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, mức lợi nhuận này đã tăng tới 69% và là mức cao nhất trong lịch sử ngân hàng.

Tuy nhiên, so với kế hoạch lợi nhuận cả năm lên tới gần 30.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận kể trên của VPBank mới hoàn thành chưa đầy 70% kế hoạch dù đã đi hết 3/4 năm tài chính.

Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập VPBank ghi nhận được trong 9 tháng năm nay là 15.783 tỷ đồng, cũng tăng tương ứng 68% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 9, VPBank có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn đạt trên 595.900 tỷ đồng, tăng 8,86% so với đầu năm.

Trong đó, hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của ngân hàng là cho vay khách hàng đạt 402.647 tỷ, tăng 13,3% và tiền gửi của khách hàng đạt 277.422 tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm.

Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến cuối tháng 9, VPBank đang có tổng cộng gần 20.200 tỷ đồng nợ xấu (nợ nhóm 3-5), tăng 24% so với đầu năm và chiếm hơn 5% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Tuy nhiên, nếu tính riêng số dư nợ xấu tại ngân hàng mẹ, số dư đến cuối tháng 9 mới là gần 8.500 tỷ, tăng 51% so với đầu năm và chiếm 2,65% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo tiêu chuẩn Basel 2 đạt xấp xỉ 15%. Hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) đạt 22,3%, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3,5%, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22,5%. Những chỉ số này đều nằm trong top đầu toàn ngành trong nhiều quý.

VPBank cho biết tại ngân hàng riêng lẻ, gần 90% khách hàng cơ cấu đang trả nợ đúng hạn. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng hợp nhất đã cán mốc hơn 100.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2.

Mới đây, VPBank cũng công bố phát hành cổ phiếu tăng cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của của VPBank sẽ tăng lên 67.000 tỷ đồng.

Như vậy, sau khi tăng vốn, VPBank sẽ trở thành một trong những ngân hàng có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống.

Trước đó, Công ty Chứng khoán SSI đưa ra dự báo lợi nhuận sau thuế của VPBank cả năm sẽ đạt 20.582 tỷ đồng, chỉ đứng sau Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement