04/07/2020 11:22
Vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn rút khỏi Hội đồng quản trị SASCO
Lê Hồng Thủy Tiên là vợ Chủ tịch SASCO - ông Johnathan Hạnh Nguyễn rút khỏi HĐQT. Bà là thành viên HĐQT từ khi SASCO cổ phần hóa năm 2014.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty CP Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) mới đây đã thông qua quyết định miễn nhiệm hai thành viên HĐQT, là bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Lê Nam Tiến.
Bà Lê Hồng Thủy Tiên sinh năm 1970, từng là diễn viên nổi tiếng trước những năm 2000. Bà Tiên là vợ Chủ tịch SASCO - ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Hiện bà là Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và ông Hạnh Nguyễn cũng là Chủ tịch IPPG.
Nhóm cổ đông liên quan đến gia đình Chủ tịch Jonnathan-Hạnh Nguyễn đang nắm 45% cổ phần tại SASCO. Bà Thủy Tiên là thành viên HĐQT của doanh nghiệp này từ năm 2014. Ảnh: IPP. |
SASCOlà một trong những doanh nghiệp lớn nhất kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại sân bay. Cơ cấu cổ đông hiện tại của SASCO hiện nay rất cô đặc. Ngoài cổ đông Nhà nước là Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) nắm 49,07% cổ phần, còn có 3 cổ đông chiến lược đều là các công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Đó là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC).
Tổng tỷ lệ sở hữu của ông Jonathan Hạnh Nguyễn tại SASCO là 45,26%. Nhóm cổ đông khác chiểm khoảng 6%.
Tương tự khủng hoảng chung của ngành, năm 2020, doanh thu và lợi nhuận của SASCO cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch COVID-19.Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp này gần như rơi tự do.
Năm nay, SASCO đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.109 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, mục tiêu lợi nhuận trước thuế giảm đến 95%, chỉ còn 23 tỷ đồng, bằng 5% lợi nhuận của năm 2019.
SASCO có doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh từ khi cổ phần hóa cho đến khi gặp rào cản COVID-19 vào đầu năm 2020. Đồ họa: Nguyên Phương. |
Năm 2019, doanh nghiệp do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch có doanh thu 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên đến 445 tỷ đồng. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2019 là 23%, và cũng làmột trong những doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định nhiều năm qua.
Chia sẻ tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2014, tính từ năm 2015, lợi nhuận của SASCO đã tăng 210% từ 177 tỷ đồng lên 445 tỷ đồng. Ban điều hành dự kiến đặt kế hoạch lãi 500 tỷ cho năm 2020, tức tăng 12% so với kết quả thực hiện năm 2019. Nhưng cuối cùng, COVID-19 ập đến và hàng không là ngành gánh khủng hoảng nặng nề nhất.
Ban lãnh đạo cho biết thêm trong trường hợp tình hình thị trường thay đổi theo diễn biến dịch bệnh COVID-19, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận sẽ thay đổi, và HĐQT được ủy quyền quyết định điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.
Ngoài mục tiêu lợi nhuận chỉ bằng 5% năm ngoài, một trong những nội dung đáng chú ý mà Đại hội đồng cổ đông SASCO năm nay thông qua là thù lao/tiền lương trả cho thành viên HĐQT công ty này chỉ là 8 triệu đồng/người/tháng, thù lao Thành viên Ban Kiểm soát là 5 triệu đồng/người/tháng.
Trong5 tháng đầu năm, SASCO đạt doanh thu 551 tỷ đồng, giảm đến 53,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 35 tỷ đồng.
Năm 2020, SASCO có kế hoạch triển khai các dự án cải tạo, sữa chữa và nâng cấp những điểm kinh doanh tại sân bay Tân Sơn Nhất; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Làng ẩm thực mua sắm tại đường Nguyễn Trung Trực, khu căn hộ, dịch vụ và văn phòng cho thuê tại đường Nguyễn Chí Thanh và một số khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Bà Lê Hồng Thủy Tiên được bầu làm thành viên HĐQT SASCO ngày 15/12/2014, tại Đại hội đồng cổ đông thành lập SASCO sau khi doanh nghiệp nhà nước này cổ phần hóa. Khi đó, nhóm cổ đông chiến lược là các công ty liên quan đến IPP mới sở hữu hơn 23% cổ phần SASCO.
Tháng 4/2017,ông Jonathan Hạnh Nguyễn được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT SASCO. Khi đó, nhóm các công ty liên quan đến vợ chồng ông Hạnh Nguyễn đã sở hữu tổng cộng 43,7% cổ phần.
Tập đoàn Liên Thái Bình Dương do ôngJohnathan Hạnh Nguyễnthành lập năm 1986. Bà Lê Hồng Thủy Tiên giữ chức Giám đốc điều hành từ năm 2004.
Đến nay, tập đoàn này có gần 20 công ty con và 20 công ty liên doanh, liên kết. IPPG đang là đối tác phân phối độc quyền của hơn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, chiếm 70% thương hiệu thời trang và mĩ phẩm cao cấp tại Việt Nam, trong đó có nhiều cái tên nổi bật như Rolex, Burberry, D&G, Versace…
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp