21/08/2023 17:21
Vỡ nợ không hẳn là tin tồi tệ nhất đối với Country Garden
Trong khi cuộc khủng hoảng tại Country Garden Holdings dấy lên nhiều lo ngại về tương lai của thị trường bất động sản, các nhà phân tích tài sản và tái cơ cấu cho biết rủi ro vỡ nợ không phải là tận thế.
Từng là công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc, Country Garden đang trên bờ vực vỡ nợ sau khi bỏ lỡ hai khoản thanh toán lãi trị giá 22,5 triệu USD vào đầu tháng này. Cổ phiếu của Country Garden đã giảm hơn 70% kể từ đầu năm và đạt mức thấp kỷ lục, đưa ra cảnh báo lợi nhuận và đình chỉ giao dịch 11 lô trái phiếu trong nước.
Mới đây, Country Garden đưa ra cảnh báo công ty đang "đưa ra nhiều biện pháp quản lý nợ", tạo ra những cảnh báo về việc đơn vị này cũng đã rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản và có thể cũng sẽ tái cấu trúc nợ trong thời gian tới. Hãng này cũng đã thông báo tạm dừng giao dịch với 10 trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trên thị trường trong nước.
Liệu tập đoàn bất động sản này có thể thực hiện các khoản thanh toán phiếu lãi này trong thời gian gia hạn 30 ngày và hoàn trả đúng hạn phần còn lại của các khoản vay đến hạn vào tháng tới hay không. Việc này sẽ quyết định liệu Country Garden có thực sự vỡ nợ hay không.
Tuy nhiên, vỡ nợ đôi khi có thể là lựa chọn tốt hơn cho một công ty, để công ty có thể bảo toàn tiền mặt và duy trì hoạt động ổn định nhằm duy trì giá trị cho tất cả các bên liên quan, Ron Thompson, giám đốc điều hành của công ty tư vấn tái cấu trúc toàn cầu Alvarez & Marsal (A&M) châu Á cho biết.
A&M đã được chỉ định là người tiếp nhận China Evergrande ở Hồng Kông vào tháng 9 năm ngoái bởi những người cho vay của nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn này.
Thompson nói: "Vỡ nợ không phải là ngày tận thế. Vấn đề với các công ty này là để tránh vỡ nợ, họ đã vay rất nhiều tiền và gánh chịu nhiều chi phí mà không đưa ra được giải pháp bền vững".
Country Garden đã thể hiện rõ ý định của mình trong một tuyên bố vào tháng này và cho biết họ sẽ làm mọi thứ có thể để "tự cứu mình", cố gắng hết sức để đảm bảo tiến độ giao hàng, đảm bảo thực hiện các dự án và trả nợ.
Khi tiếp tục ngăn chặn tình trạng vỡ nợ, Country Garden đã đề xuất kế hoạch gia hạn nợ cho một trong những trái phiếu trong nước với tổng trị giá 3,9 tỷ nhân dân tệ (533,6 triệu USD) đáo hạn vào ngày 2/9 và đang tìm cách đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.
Theo một phần của kế hoạch, công ty sẽ trả lại cho mỗi chủ nợ 100.000 nhân dân tệ giai đoạn đầu và số tiền còn lại sẽ được chia thành bảy đợt trong vòng 3 năm.
Một số trái chủ của Country Garden đang yêu cầu hoàn trả đầy đủ số trái phiếu đáo hạn vào đầu tháng tới. Các trái chủ, những người nắm giữ chung 10,5% trong số 5,65% trái phiếu, đã đưa ra yêu cầu trong một đề xuất được nêu trong hồ sơ của Country Garden gửi tới Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào ngày 18/8.
Country Garden có kế hoạch triệu tập một cuộc họp trái chủ để bỏ phiếu về kế hoạch gia hạn của riêng mình và yêu cầu hoàn trả đầy đủ riêng biệt từ ngày 23/8 đến ngày 25/8. Theo JPMorgan, nhà phát triển và các công ty con của họ phải đối mặt với hơn 2,5 tỷ USD tiền thanh toán trái phiếu, các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn trước cuối năm nay.
"Quy tắc chung là nếu không thể thanh toán cho tất cả mọi người khi đến hạn, chúng ta sẽ ngừng thanh toán cho tất cả các chủ nợ và cơ cấu lại khoản nợ của mình để đối xử công bằng với tất cả các chủ nợ. Bạn sẽ vẫn có tiền mặt và công việc kinh doanh vẫn có giá trị, bởi vì bạn vẫn có thể điều hành công việc kinh doanh của mình ổn định để đảm bảo có thể giữ chân những người lao động giỏi và thậm chí trả lương cho họ cao hơn", Thompson của A&M cho biết.
Các nhà phân tích của Morningstar cho biết, nếu không có sự hỗ trợ tín dụng bổ sung từ các cơ quan quản lý Trung Quốc và các tổ chức tài chính lớn, công ty sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nước ngoài cao hơn.
Họ cho biết một số biện pháp mà Country Garden có thể sử dụng để tồn tại bao gồm thanh lý tài sản, gia hạn nợ đến hạn và đề nghị trao đổi, phát hành cổ phiếu và bơm tiền cho cổ đông.
"Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng điều này nói thì dễ hơn làm. Việc thanh lý tài sản và các đề nghị trao đổi nợ có thể kéo cho Country Garden một thời gian nhưng không hoàn toàn giải quyết được vấn đề nợ nần của họ, hiệu quả của các biện pháp đó cũng là một vấn đề đáng nghi ngờ". Trước đây các nhà phát triển khác cũng đã sử dụng các biện pháp như vậy nhưng sau đó vẫn bị vỡ nợ.
John Lam, giám đốc điều hành, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản Trung Quốc và Hồng Kông tại UBS cho biết nếu Country Garden không trả được nợ đúng hạn, thì tác động có thể xảy ra là kéo các nhà phát triển bất động sản khác sẽ theo sau.
"Ngày càng có nhiều nhà phát triển, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có thể có xu hướng xem xét gia hạn nợ hoặc tái cơ cấu thay vì trả nợ đúng hạn. Trong môi trường hiện tại, chi phí sẽ rất lớn nếu họ không xem xét gia hạn nợ hoặc tái cấu trúc, bởi vì doanh số bán hàng theo hợp đồng có thể không tăng lên ngay cả khi bạn cố gắng tránh vỡ nợ", Lam nói.
Thompson của A&M cho biết, các công ty nên cố gắng duy trì khoản nợ trong nước nếu có thể, bởi vì quá trình tái cấu trúc trong nước khó thực hiện hơn so với ở nước ngoài.
(Nguồn: SCMP)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp