Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VietJet đang trên 'đường băng' và sẵn sàng qua mặt Vietnam Airlines

Doanh nghiệp

23/12/2023 11:16

Cán cân quyền lực trong ngành hàng không Việt Nam đang thay đổi khi hãng hàng không giá rẻ VietJet có vẻ sẽ vượt qua Vietnam Airlines về số lượng hành khách quốc tế trong năm nay và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không ở Việt Nam.

VietJet, hãng hàng không thương mại tư nhân đầu tiên của Việt Nam, ra mắt năm 2011 và đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhờ giá vé rẻ và dịch vụ sáng tạo. Nhắc đến VietJet, người ta sẽ nghĩ ngay đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietJet.

Bà được Forbes ghi nhận là một trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á và một trong 50 doanh nhân tiêu biểu toàn cầu theo Bloomberg. 

Theo danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, tính đến ngày 22/12/2023, bà Nguyễn Thị Phương Thảo xếp thứ 1.368 với khối tài sản ước tính là 2,2 tỷ USD, giảm 29% so với năm trước. Bà cũng là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam và Đông Nam Á, và là một trong số ít nữ tỷ phú tự thân trên thế giới.

Tổng số hành khách trong nước và quốc tế của VietJet đã vượt quá 22 triệu từ tháng 1 đến tháng 11 theo số liệu do Nikkei tổng hợp, tăng khoảng 20% so với một năm trước đó nhu cầu đi lại sau Covid-19.

Con số này vượt quá lượng hành khách được vận chuyển bởi hãng hàng không Vietnam Airlines đang gặp khó khăn về tài chính, bao gồm hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines và Vietnam Air Services chỉ dành cho cho các chuyến bay nội địa.

Động lực tăng trưởng của VietJet là các chuyến bay quốc tế, với hơn 7 triệu hành khách, nhờ việc tăng cường thêm đội tàu bay mới, hiện đại, mở thêm nhiều đường bay quốc tế, chủ động điều chỉnh tải cung ứng mùa thấp điểm. 

VietJet đang trên 'đường băng' và sẵn sàng qua mặt Vietnam Airlines- Ảnh 1.

CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Thảo nói tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 rằng VietJet sẽ là "người tiên phong" vạch ra những lộ trình mới. Kể từ đầu năm 2023, hãng đã phát triển các đường bay mới giữa Việt Nam và Jakarta, Adelaide của Úc và thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Chuyến đi đến sân bay Haneda của Tokyo cũng bắt đầu đưa vào khai thác. 

Hãng có 80 đường bay quốc tế tính đến cuối tháng 9, tăng 32 đường bay đến cuối năm 2022 và vượt qua Vietnam Airlines.

Khi chính phủ nỗ lực phát triển quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia trong những năm gần đây, VietJet đã đào sâu và mở rộng các đường bay mới đến những điểm đến này, đóng vai trò vốn thường được đảm bảo bởi một hãng hàng không quốc gia. 

Doanh thu của VietJet trong 3 quý năm 2023 đã tăng 59% so với cùng kỳ lên 43.700 tỷ đồng (1,8 tỷ USD), đạt lợi nhuận 416,1 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy chỗ ngồi trung bình đạt trên 85%.

Giá vé thông thường của hãng thường rẻ hơn 30% đến 40% so với của Vietnam Airlines. Với việc người đi lại đang thắt chặt hầu bao khi nền kinh tế suy giảm, hãng hàng không mở rộng các đường bay quốc tế và tung ra các đường bay chi phí thấp, giúp hãng có thêm lợi thế trong cuộc chiến giành thị phần.

Đối với công ty hàng không của mình là hãng hàng không lớn duy nhất trong nước vẫn có lãi, bà Thảo đã tăng cường sự hiện diện của mình với tư cách là gương mặt đại diện cho hàng không Việt Nam.

Trước khi đảm nhận các chức vụ quan trọng trong VietJet, bà Thảo từng du học ở Nga và thành lập công ty thương mại. Bà trở nên giàu có khi còn trẻ và bước vào ngành ngân hàng trước khi đặt mục tiêu vào ngành hàng không.

Tại một sự kiện vào tháng 11 với sự tham dự của các quan chức trong đó có Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Thảo nói về lĩnh vực kinh doanh hàng không vốn "đầy rẫy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức và gian nan".

Khi hoạt động du lịch hàng không phục hồi sau dịch Covid-19 trong năm nay, VietJet đang có những động thái mạnh mẽ để nắm bắt nhu cầu. Họ đã đặt mua 200 chiếc máy bay Boeing 737 Max với giá 25 tỷ USD, dự kiến giao hàng vào năm 2024.

VietJet đang trên 'đường băng' và sẵn sàng qua mặt Vietnam Airlines- Ảnh 2.

Hãng đã bổ sung thêm 32 đường bay quốc tế mới trong năm nay. Ảnh: VietJet

Công việc theo đuổi sự tăng trưởng của VietJet cũng không phải không có vấn đề. Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong 10 tháng năm 2023, dù số lượng chuyến bay khai thác giảm nhưng tỷ lệ bay đúng giờ (OTP) cũng không cải thiện hơn.

Bamboo Airways tiếp tục là hãng bay đúng giờ nhất toàn ngành, với tỷ lệ OTP đạt 92,4%. Ngay sau đó là VASCO, với 91% chuyến bay đúng giờ. Vietnam Airlines cũng ghi nhận OTP trong giai đoạn này là 86,8%. 

Xếp cuối cùng là VietJet Air, chỉ đạt 79,9% chuyến bay đúng giờ. Đây cũng là hãng bay có tỷ lệ chậm chuyến cao nhất toàn ngành, tương đương 20,1%. Các hãng còn lại được ghi nhận "delay" ở mức dưới 20%.

Phát biểu tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Vietnam Airlines ngày 16/12, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết Vietnam Airlines đã xây dựng các kế hoạch và giải pháp đồng bộ. Trong đó, hãng đặc biệt chú trọng triển khai đề án tái cơ cấu với các giải pháp hướng đến cân đối được thu chi từ năm 2024.

Hiện là giai đoạn cao điểm để ngành hàng không tập trung nguồn lực phục vụ hành khách dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Như thường lệ mỗi năm, đây sẽ là dịp các hãng cạnh tranh nhau về dịch vụ và giá vé.

Song, trước bối cảnh nền kinh tế chung đầy ảm đạm như hiện nay, các hãng hàng không liên tục gặp phải nhiều thách thức, phải tiến hành các giải pháp tái cấu trúc, thay đổi bộ máy tổ chức, phương án kinh doanh đến cắt giảm đội bay và sản lượng khai thác. Theo đó giá vé máy bay nội địa cũng buộc phải tăng cao, còn người dân thì rơi vào hoang mang, lo lắng về nguồn cung vé.

Thông tin về tình hình phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2024 (từ 25/1 – 24/2/2024 tức ngày 15 tháng chạp - ngày 15 tháng giêng âm lịch), các hãng hàng không Việt Nam dự kiến cung ứng xấp xỉ 5,5 triệu ghế trên các đường bay nội địa và xấp xỉ 2,1 triệu ghế trên các đường bay quốc tế.

Trước nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh dịp này, Cục Hàng không cũng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đây đảm bảo năng lực vận chuyển của các hãng bay Việt Nam.

 (Nguồn: Nikkei)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement