Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vietcombank trở lại vị trí quán quân lợi nhuận

Ngân hàng

26/07/2022 12:13

Sang quý 2, vị trí "ngôi vương" lợi nhuận lại trở về với Vietcombank. Ngân hàng này còn lập kỷ lục khi nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên hơn 500%.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank - VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với kết quả kinh doanh ấn tượng.

Quý 2/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 7.423 tỷ đồng, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2021 và là mức lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Các mảng kinh doanh của Vietcombank đều có kết quả khả quan trong quý này.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 2/2022 của ngân hàng đạt 12.797 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 62,1% lên 695 tỷ; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 49% lên 1.472 tỷ đồng.

Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của trong quý 2/2022 đạt 103 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với 9 tỷ của cùng kỳ năm 2021. Lãi từ hoạt động khác tăng 145% và đạt 881 tỷ.

Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 15.971 tỷ đồng trong quý 2/2022, tăng 23,8% so với quý 2/2021. Chi phí hoạt động của Vietcombank ở mức 5.816 tỷ, tăng 24,4%.

Vietcombank trở lại vị trí "quán quân" lợi nhuận - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng là 32.705 tỷ, tăng 14,4% so với nửa đầu năm 2021. Chi phí hoạt động tăng 17,3% lên 10.324 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 9% xuống 5.007 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2022 của Vietcombank đạt 17.373 tỷ, tăng 28% so với cùng kỳ.

Như vậy, sau khi VPBank tạm vượt Vietcombank về lợi nhuận trong quý 1 thì sang quý 2, vị trí "quán quân" lại trở về với Vietcombank. Theo BCTC, lợi nhuận trước thuế của VPBank 6 tháng đầu năm 2022 là 15.323 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ.

Lãnh đạo Vietcombank cho biết đến cuối tháng 5/2022, lợi nhuận trước thuế ngân hàng thu về được đã tăng 30% so với cùng kỳ. Cơ sở để ngân hàng đưa ra mức dự báo này là nhờ nhu cầu tín dụng tăng mạnh từ đầu năm, trong khi huy động tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng rất tích cực.

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, hết tháng Tư, tín dụng Vietcombank đã tăng trưởng ở mức trên 9%, tương đương tăng ròng khoảng 100.000 tỷ đồng. Theo ông Cường, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sau 2 năm COVID giống như ''cơn khát sau trận hạn hán'' nên tăng lên rất nhanh. Với ''room'' tín dụng hiện nay, chắn chắc sẽ không đáp ứng đủ. Vì vậy, đại diện Vietcombank đề nghị Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng một cách phù hợp để tham gia hỗ trợ khách hàng.

Các ngân hàng khác như Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng dự báo lợi nhuận tăng hàng chục, thậm chí là hàng trăm % so với cùng kỳ, theo TTXVN.

Các chuyên gia cho rằng hoạt động tín dụng và nguồn thu từ phí của các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt từ đó giúp các ngân hàng ghi nhận lãi cao trong quý 2 nói riêng và 6 tháng đầu năm nói chung.

Theo giới chuyên môn, ngân hàng vẫn ''kiếm đậm'' trong 2 quý vừa qua nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức mạnh nhất trong nhiều năm gần đây.

Vietcombank trở lại vị trí "quán quân" lợi nhuận - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Thời điểm ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng tới 14,6% so với đầu năm lên 1,1 triệu tỷ đồng; đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành (9,35%).

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank tăng 5,3% lên hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 402.345 tỷ, tăng 9,6% so với đầu năm. Tiền gửi vốn chuyên dùng lại giảm 64% xuống 11.326 tỷ, tiền gửi ký quỹ tăng 49% lên 9.416 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng đạt 35,4%, giảm nhẹ so với mức 35,7% hồi đầu năm, theo Nhịp sống kinh tế.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 là 6.694 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 4.668 tỷ, tăng 6,3%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61% vào cuối tháng 6/2022.

Đặc biệt, ngân hàng thiết lập kỷ lục mới về tỷ lệ bao phủ nợ xấu khi nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng 6. Cứ một đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng tới 5 đồng. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành ngân hàng từ trước đến nay.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement