Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam vẫn đang kiểm soát lạm phát tốt

Vĩ mô

16/09/2022 16:23

Các chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu, song Việt Nam vẫn đang kiểm soát khá tốt tình hình.

Sáng 16/9, tại tọa đàm "Áp lực lạm phát năm 2022 và đề xuất chính sách", các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khẳng định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, bất chấp bối cảnh kém lạc quan của kinh tế toàn cầu. Hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô đều khá tích cực.

Xuất khẩu tăng trưởng khá cao mặc dù các nền kinh tế đối tác gặp nhiều khó khăn. Vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng. Khu vực doanh nghiệp dần phục hồi, doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp trở lại thị trường tăng rất mạnh. Sản xuất công nghiệp khởi sắc... phản ánh nhu cầu trong nước gia tăng cùng với chủ trương mở cửa thị trường dịch vụ và du lịch.

Theo chuyên gia, Việt Nam vẫn đang kiểm soát lạm phát khá tốt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong 8 tháng, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển quốc tế liên tục tăng cao. Các đứt gãy trong chuỗi cung ứng và giá hàng hóa thô toàn cầu tăng cao khiến chi phí vận tải và đầu vào sản xuất của Việt Nam tăng, gây áp lực lạm phát.

Trong khi đó, lạm phát toàn cầu tăng rất mạnh, bên cạnh nguyên nhân cầu kéo và chi phí đẩy còn là hệ quả của việc nới lỏng các biện pháp tài khóa, tiền tệ trong giai đoạn dịch COVID-19, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng, theo thoibaonganhang.vn.

Để chủ động ứng phó với rủi ro lạm phát, với các yếu tố nguy cơ cả từ bên trong và bên ngoài, thời gian qua, Chính phủ đã có những động thái chính sách được đánh giá là khá linh hoạt, phù hợp tình hình hiện tại.

Đơn cử như, Ngân hàng Nhà nước liên tục sử dụng các biện pháp "bơm - hút" tiền đan xen; kết hợp linh hoạt với các chính sách tài khóa. Việc thực hiện bơm - hút tiền liên tục nhằm kiểm soát thanh khoản thị trường, điều tiết cung tiền, hướng tới thực hiện hai mục tiêu lớn: Ổn định mặt bằng lãi suất và giữ ổn định tỷ giá và giá trị đồng VND, qua đó kiểm soát, đối phó với áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu như giảm thuế, ổn định giá cả và nguồn cung đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu giúp ổn định mặt bằng giá cả.

"Nhìn chung, áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu, song Việt Nam vẫn đang kiểm soát khá tốt tình hình", các chuyên gia tại VEPR nhận định.

Tuy nhiên theo VEPR, dù hiện tại lạm phát chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực đang gia tăng và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng tới.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng từ nay đến cuối năm, lạm phát từng tháng sẽ tăng lên. Dự báo năm 2023, áp lực lạm phát sẽ còn lớn hơn, khó khăn hơn.

Căng thẳng tại Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó, xu hướng thắt chắt thặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ bên ngoài.

Hiện nay, một số nước đang ở đỉnh hoặc đã qua đỉnh lạm phát. Trong khi đó, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa đạt đỉnh, còn độ trễ và sẽ chịu áp lực trong những tháng tới bởi yếu tố cầu kéo.

Tuy nhiên ở trong nước, một phần nguyên nhân là do việc tính rổ CPI của Việt Nam có sự khác biệt so với nhiều nước. Cùng với đó, Chính phủ đã thực hiện bình ổn giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm - những nhóm mặt hàng đóng góp tới 80-90% vào chỉ số CPI ở Việt Nam.

Liên quan tới tăng trưởng kinh tế, theo ông Lực, lạm phát sẽ tạo áp lực. Theo đó, năm 2022, tăng trưởng GDP dự báo khoảng 7-7,5%, nhưng năm sau sẽ chỉ còn khoảng 6,5-7%.

"Trong năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tác động tới hoạt động xuất khẩu và đầu tư", ông Lực phân tích.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho hay, việc đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giá hàng hóa thô toàn cầu tăng cao khiến chi phí vận tải và đầu vào sản xuất của Việt Nam tăng, đẩy áp lực lạm phát tăng cao.

Cụ thể, CPI bình quân 8 tháng đầu năm tăng 2,58% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,67% của bình quân 8 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng bình quân 8 tháng các năm 2018 - 2020. "Nếu so sánh với lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì kết quả này là một thành công trong kiểm soát giá cả của chính phủ", ông Việt đánh giá.

"Nếu dự báo cuối năm tình hình lạm phát có thể được kiềm chế tốt thì nên cân nhắc một số động thái nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng như nới room tín dụng và đặc biệt là triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất theo đúng Nghị quyết của Chính phủ", TS Nguyễn Quốc Việt gợi ý.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement