Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam nhập khẩu thịt từ nước nào nhiều nhất?

Báo cáo ngành hàng

09/03/2024 09:10

Trong tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2024, Việt Nam nhập khẩu gần 62,44 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 127,52 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với tháng 12/2023. Tuy nhiên, so với tháng 1/2023 tăng 76,2% về lượng và tăng 72% về trị giá.

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới, chủ yếu các chủng loại như thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt trâu tươi đông lạnh, phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh...

Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 29,53% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt gần 18,44 nghìn tấn, trị giá 55,36 triệu USD, tăng mạnh 184,9% về lượng và tăng 190,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu thịt từ nước nào nhiều nhất?- Ảnh 1.

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt tháng 1/2024 đạt trị giá 127,52 triệu USD.

Tại các thị trường lớn khác là Brazil, Nga, Canada mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt được xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất là thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh. 

Theo ghi nhận của Bộ Công thương, nhập khẩu từ Brazil chiếm 44,63%; Nga chiếm 25,29%; Canada chiếm 8,36% tổng lượng thịt heo nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2024. Lượng thịt heo nhập khẩu từ Brazil và Canada ghi nhận đều tăng mạnh so với tháng 1/2023.

Dù tăng khá mạnh về lượng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên do nguồn cung thịt của nước ta đang khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới. 

Sức mua từ thị trường đang yếu cũng dự báo là yếu tố có thể sẽ kéo lượng nhập khẩu các mặt hàng này giảm nhẹ.

Ở chiều ngược lại, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2024, Việt Nam xuất khẩu được gần 1,87 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 9,38 triệu USD, tăng 6,3% về lượng và tăng 23,6% về giá trị so với tháng 1/2023.

Việt Nam xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 18 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông, chiếm 50,03% về lượng và chiếm 61,28% về trị giá trong tổng xuất khẩu của Việt Nam với 935 tấn, trị giá 5,75 triệu USD.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc chiếm 9,42% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt của Việt Nam trong tháng, kế đến là Bỉ với 7,69%, Singapore đứng vị trí thứ 4 với 3,54%

Thịt gia cầm khai phá thị trường Halal

Ngành gia cầm đang đứng trước triển vọng xuất khẩu sang thị trường các nước Hồi giáo với quy mô dân số hơn 2 tỉ người.

Dân số của thị trường này hơn 2 tỉ người nên rất giàu tiềm năng, có thể bảo đảm đầu ra cho nông dân. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia cầm sẽ giúp Việt Nam giải quyết cân bằng sản phẩm.

Người Việt Nam thích ăn đùi, cánh gà, trong khi người nước ngoài ưa chuộng ức gà. Vì vậy, nếu xuất khẩu được ức gà sẽ cân bằng sản phẩm trong nước. Thế nhưng, xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Halal cũng là thách thức lớn vì tại thời điểm này chưa có sản phẩm gia cầm nào của Việt Nam được cấp chứng nhận thị trường Halal.

Việt Nam nhập khẩu thịt từ nước nào nhiều nhất?- Ảnh 2.

Ngành gia cầm đang nỗ lực mở cửa thị trường Halal.

Các thực phẩm tại thị trường này phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal (Halal theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "cho phép", "hợp pháp"). 

Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, phù hợp với chuẩn mực sản xuất, giá trị và thiêng luật theo kinh Qua'ran, luật Sharial sẽ được cấp phép để kinh doanh hoặc xuất khẩu sản phẩm dành cho người Hồi giáo.

Tại các nước Đông Nam Á, tổ chức cấp chứng nhận sản phẩm Halal, nhất là thịt gà phải do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. 

Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Halal. Ví dụ, bố mẹ của con giống phải được xác nhận sinh trưởng theo quy trình Halal. Gà nuôi từ 1 ngày tuổi phải sử dụng thức ăn, thực hiện quy trình giết mổ theo quy định và tiêu chuẩn Halal.

Đặc biệt, sản phẩm thịt gia cầm phải có quy trình cầu nguyện trước khi giết mổ. Công việc này phải do người Hồi giáo giám sát và thực hiện, khâu phân phối, đóng gói cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn, tiêu chuẩn Halal. 

Tập đoàn De Heus Việt Nam cho biết đang nỗ lực để đạt được bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh liên kết, phát triển chuỗi sản xuất thịt gà an toàn.

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement