Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sau hơn 30 doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời 'cầu cứu' Thủ tướng?

Doanh nghiệp

15/03/2023 09:56

Mới đây, 36 doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã kiến nghị Thủ tướng về những bất cập trong cơ chế giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Cụ thể, nhóm nhà đầu tư này cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 84 dự án năng lượng tái tạo đã bị chậm tiến độ vận hành thương mại. Điều này khiến cho các dự án không kịp hưởng giá điện cố định (FIT).

Các nhà đầu tư phải chờ một thời gian dài để Chính phủ ban hành cơ chế giá phát điện mới, làm tiền đề cho việc thỏa thuận giá bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, các quy định tại Quyết định 21 và Thông tư 01 của Bộ Công Thương sau đó đã khiến nhà đầu tư "vô cùng lo lắng và quan ngại sâu sắc do các điểm bất cập về pháp lý cũng như về hiệu quả tài chính, có thể lâm vào tình trạng thua lỗ và phá sản".

36 doanh nghiệp đầu tư điện gió, điện mặt trời 'cầu cứu' Thủ tướng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các nhà đầu tư cũng lo ngại cơ chế giá phát điện thiếu hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư, giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài do sự thiếu ổn định chính sách phát triển năng lượng sạch; cũng như ảnh hưởng tới hệ thống tài chính - ngân hàng.

Theo tính toán, nếu cơ chế mới được áp dụng, chỉ tính riêng 34 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, ước tính tổng vốn đã đầu tư gần 85.000 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ nguồn vốn ngân hàng, sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu, doanh nghiệp và ngân hàng khó thu hồi vốn.

Về lâu dài, nếu cơ chế giá bán điện gió, mặt trời không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến việc dừng hoặc chậm đầu tư các dự án điện, dẫn tới không bảo đảm an ninh năng lượng, khó thực hiện được các cam kết về chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải carbon và lộ trình cắt giảm khí thải của Chính phủ.

Qua rà soát lại các căn cứ ban hành Quyết định 21, các doanh nghiệp cho biết, không có tham chiếu nào đề cập tới văn bản chỉ đạo, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này. Như vậy, có thể hiểu rằng Bộ Công Thương tiến hành dự thảo Quyết định 21 đã không tham vấn hoặc chưa có sự chấp thuận, phê duyệt về mặt nguyên tắc từ Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại Quyết định 13 và Quyết định 39, theo TPO.

"Cùng với một khung giá điện bất hợp lý của Quyết định 21, việc xóa bỏ các chính sách khuyến khích theo Thông tư 01 trên đây sẽ làm thay đổi mô hình tài chính, làm mất khả năng tiếp cận vốn vay và quản lý rủi ro của dự án, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ thất bại về tài chính, phá sản và làm các nhà đầu tư tiềm năng không dám mạo hiểm đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, qua đó dẫn đến các hệ lụy liên quan tới nền kinh tế, xếp hạng tín dụng và uy tín quốc gia", các doanh nghiệp đề xuất.

Nhóm doanh nghiệp cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu và ban hành mức khung giá phát điện mới tuân thủ đúng khung giá phát điện cho các dự án chuyển tiếp.

Cụ thể, Bộ Công Thương cần thuê đơn vị tư vấn độc lập tính khung giá phát điện và tuân thủ các yêu cầu tham vấn từ hội đồng tư vấn, Bộ Tài chính nhằm bảo đảm tính khách quan; tính toán khung giá điện dựa theo tỷ suất lợi nhuận sau thuế cho nhà đầu tư là 12%, theo Dân trí.

Đối với hợp đồng mua bán điện, các nhà đầu tư kiến nghị thời hạn áp dụng giá mua điện cho dự án chuyển tiếp là 20 năm; cho phép chuyển đổi giá sang tiền USD và được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD, hoặc có quy định về tỷ lệ trượt giá trong phát điện; quy định trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện tái tạo…

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement