Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao TPP được đổi tên?

Vĩ mô

11/11/2017 12:20

Sau bốn vòng đàm phán trong các ngày 8, 9 và 10/11, Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được có tên mới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP).

Trước sự thay đổi này, Đại diện Nhật Bản cho biết: “Việc ra tên gọi mới và lĩnh vực thay đổi chính là từ TPP 12 thành TPP11 nên tên cũng phải khác đi. Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều về tên gọi. Nội dung không chỉ là đầu tư mà còn về sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực rộng lớn. Về mặt bản chất là hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các hiệp định đã ký kết nên nó là toàn diện.

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thì cho biết việc thay đổi dựa trên sự trao đổi và thống nhất về những lĩnh vực có chất lượng cao, không riêng về mở cửa thị trường và các hiệp định kinh tế.

Trả lời câu hỏi vì sao Canada lại thay đổi thái độ khi quyết định tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP). Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: "Quá trình đàm phán đa phương thế này tại Đà Nẵng và trước đó, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tất cả các bên. Trong đàm phán như thế này, nhiều khi kết quả đến ở phút cuối cùng và phút cuối cùng Canada thay đổi thái độ. Cuối cùng chúng tôi đã có được sự thống nhất".

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, TPP-11 vẫn đảm bảo là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12, đồng thời đảm bảo có những điểm cân bằng mới đối với các quốc gia thành viên.

Trả lời về vấn đề hiện còn khúc mắc lớn nhất của TPP là gì, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng điểm khó khăn nhất là phải tìm ra điểm cân bằng mới cho việc duy trì hiệp định này ở mức độ chất lượng cao. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà là của tất cả các nước.

Bộ trưởng Công Thương Việt Nam nêu lên những khó khăn cần đạt được sự đồng thuận của các thành viên để giải quyết. Với tư cách là nước chủ trì, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ để đạt thoả thuận chung của TPP và CPTPP.

Việc thay đổi tên gọi mới với từ tiến bộ và toàn diện đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các thành viên”.

Được biết CPTPP gồm 8.000 trang tài liệu, nhưng chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn thực thi. Các nước cam kết xây dựng CPTPP là một thỏa thuận chất lượng cao như TPP-12.

MINH NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement