Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao thịt trâu Ấn Độ nhập về VN được bán thành thịt bò?

Sản phẩm mới

13/03/2018 15:12

Với việc bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh rất có thể là kẽ hở để các đầu mối bán thịt đông lạnh hay thịt heo nái thành thịt bò Úc, Mỹ…

Đánh lận…

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, ước tính trọng cả năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng  262.321 con trâu bò sống và 41,46 ngàn tấn thịt các loại  (chủ yếu là thịt trâu bò có xương), giá trị kim ngạch nhập khẩu gần 416 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng). Tuy nhập hàng ngàn tấn thịt trâu và trâu sống, nguồn cung chủ yếu từ Ấn Độ nhưng khi đến tay người tiêu dùng Việt Nam lại rất ít khi được gọi đúng tên là thịt trâu, mà đa phần người bán gọi đó là thịt bò.

Tại TP.HCM rất nhiều nhà nhập khẩu thịt trâu Ấn Độ có địa điểm phân phối ở hầu hết các quận huyện, trong đó tập trung nhiều tại khu vực Tân Phú, Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh… Tại Quốc lộ 50, đoạn giáp ranh với huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, tập trung khá nhiều cửa hàng bán thịt đông lạnh nhập khẩu. Thịt trâu đông lạnh có nguồn gốc từ Ấn Độ chiếm tỷ lệ lớn tại nhiều cửa hàng.  Phổ biến vẫn là thịt trâu Allana. Nhưng khi hỏi thì rất nhiều cửa hàng vẫn giới thiệu đó là à thịt bò Ấn Độ.

Thịt trâu đông lạnh được đóng trong những thùng carton nền trắng – vàng, chữ đỏ, trọng lượng trung bình 18 – 20kg/thùng. Giá bán sỉ khá thấp, nạm 86.000 đồng/kg, gầu và đầu thăn ngoại chung mức giá 95.000 đồng/kg, thịt vụn chỉ có 65.000 – 70.000đồng/kg. Các loại cao nhất (bắp hoa, gân) cũng không quá 140.000 đồng/kg… Hầu hết thịt trâu được đóng trong các thùng carton có trọng lượng trung bình 18-20kg…

Thịt trâu đông lạnh được đóng trong những thùng carton nền trắng – vàng.
Thịt trâu đông lạnh được đóng trong những thùng carton nền trắng – vàng.

Thắc mắc phần tiếng Anh trên vỏ thùng là thịt trâu, sao lại gọi là thịt bò?. Nhân viên bán hàng tại một cửa hàng giải thích ngắn gọn “có khác gì đâu”.

Ông Văn Đức Mười, Nguyên Tổng giám đốc Vissan trước đây từng nhiều lần chia sẻ, Ấn Độ không xuất khẩu thịt bò do liên quan đến vấn đề tôn giáo, nên hầu hết thịt xuất về Việt Nam là thịt trâu, nhưng các đầu mối bán ra lại cứ “đánh lận” thành thịt bò.

Người tiêu dùng chịu thiệt

Dư luận xôn xao trước thông tin thịt bò Úc, bò Mỹ giá rẻ… thời gian gần đây không phải không có cơ sở khi mà việc buôn bán các loại thịt nhập khẩu tràn lan.

Đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) khẳng định, thịt bò Úc, Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ. Về đến cửa khẩu phải lưu trữ, lấy mẫu kiểm tra 100%, chứ không kiểm tra theo kiểu hậu kiểm theo quy định về nhãn mã, tên hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng đều phải được thể hiện. Nếu không đạt sẽ bị xử phạt tiền, thứ 2 bắt tái xuất, nếu không tái xuất được phải tiêu hủy.

Có thể vị này nói đúng, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, thịt nhập về đến các cửa khẩu đều kiểm soát tốt, nhưng vào đến trong nước việc tiêu thụ ra sao hiện nay có quá nhiều khoảng trồng. Nhất lại là bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh từ hơn một năm nay, thì việc kiểm soát nguồn gốc, hạn sử dụng những sản phẩm này.

Nhiều lô thịt trâu Ấn Độ khi bị cơ quan chức năng phát hiện đang được sử dụng tại các cơ sở sản xuất bò viên đã quá hạn sử dụng.
Nhiều lô thịt trâu Ấn Độ khi bị cơ quan chức năng phát hiện đang được sử dụng tại các cơ sở sản xuất bò viên đã quá hạn sử dụng.

Trước đây, cán bộ thú y nghi ngờ một sản phẩm thịt bán trên thịt trường có thể yêu cầu trình giấy kiểm dịch, tờ giấy có thể mang thông tin nguồn gốc của lô hàng. Nếu không có giấy, cơ quan thú y có quyền tạm giữ. Rất nhiều cơ sở chế biến gian dối, dùng thịt heo nái, thịt trâu đông lạnh nhập khẩu trước đây đều là kết quả từ hoạt động trinh sát của lực lượng thú y phanh phui.

Thịt đông lạnh nhập khẩu còn hạn sử dụng (date) lâu thì giá còn trên dưới 100.000 đồng/kg, cận date thì rẻ hơn. Nên dù cơ quan chức năng khẳng định, thịt nhập về đều được kiểm tra hạn sử dụng, nhưng qua hải quan rồi tiêu thụ trong thời gian bao lâu, tồn đọng trong những kho lạnh nào… lại chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Nhất là khi thịt được bỏ ra khỏi những thùng carton, rã đông thì đó là thịt gì, hạn sử dụng bao lâu… sẽ do người bán quyết định.

Có một sự khác biệt khá lớn trước và sau khi bỏ quy định kiểm dịch nội tỉnh. Khi còn quy định này lượng thịt nhập về không nhiều như hiện nay, và số vụ gian dối như Công ty TNHH Bính Hạnh (trụ sở tại Lê Văn Sỹ, quận 3) đang lưu trữ hơn 2 tấn thịt heo nái đang được ngâm trong dung dịch có thành phất chất metabisulfite cùng huyết bò để giúp thịt heo giống với thịt bò và được doanh nghiệp này bán thành thịt bò sau khi ngâm.

Hay trước và sau đó là hàng loạt các vụ việc các cơ sở chế biến thịt tại Hóc Môn, quận 12, Tân Phú… rã đông thịt trâu Ấn Độ rồi dùng loại hóa chất màu trắng để “biến” thành thịt bò tươi… gần như không còn như trước nữa. 

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement