Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao người tiêu dùng Việt vẫn chọn hàng ngoại, dù là bịch cháo dinh dưỡng cho con?

Thị trường 24h

25/06/2018 12:03

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, dù rất cố gắng nâng chất lượng, giảm giá thành nhưng sản phẩm của họ vẫn luôn bị xếp sau sản phẩm nhập khẩu.

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Saigon Food, đồng thời Phó Chủ nhiệm CLB Hàng Nội địa, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam than phiền, hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm cháo dinh dưỡng đóng bịch nhập từ Thái Lan, Nhật Bản… bán với giá "trên trời". Tuy nhiên, người tiêu dùng trong nước vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua.

Trước tình trạng này, Saigon Food quyết định đầu tư sản xuất dòng sản phẩm trên. Sản phẩm của Saigon Food được sản xuất với chỉ số dinh dưỡng tương đương, nhưng giá bán chưa bằng một nửa so với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm cháo dinh dưỡng của Saigon Food vẫn rất khó cạnh tranh với hàng nhập từ Thái Lan, Nhật Bản....

So sánh hai sản phẩm cùng loại: Một là cháo vị cá hồi và rau bina (cải bó xôi) dùng cho trẻ từ mười tháng tuối của thương hiệu Picnic Baby nhập khẩu từ Thái Lan, hai là cháo tươi của Saigon Food, cho thấy các thông số về thành phần, giá trị dinh dưỡng... ghi trên bao bì tương đương nhau. Tuy nhiên, hàng nhập từ Thái Lan dù trọng lượng có 120g nhưng giá bán lên đến 69.000 đồng/bịch, trong khi hàng trong nước đóng trong bịch lớn gấp đôi (240g) nhưng giá bán chỉ có 25.000 đồng/kg.

Cùng dòng sản phẩm nhưng sản phẩm nhập khẩu có giá cao gần gấp ba lần sản phẩm trong nước.
Cùng dòng sản phẩm nhưng sản phẩm nhập khẩu có giá cao gần gấp ba lần sản phẩm trong nước.

Bà Lâm cho biết, dù biết rõ với những sản phẩm dưới dạng đóng gói ăn liền sẽ khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại khi mặc định là có chất bảo quản trong đó. Nhưng với công nghệ hiện nay, nếu sử dụng loại bao bì retort (loại bao bì này hiện phải nhập hoàn toàn vì trong nước chưa sản xuất) để đựng, sản phẩm có thể được bảo quản an toàn mà không cần đến phụ gia hay hóa chất. Đây là loại bao bì mà hàng nhập khẩu cũng sử dụng. Tuy nhiên, phải mất hơn ba năm những sản phẩm như của Saigon Food mới dần được người tiêu dùng tin và sử dụng nhiều hơn.

Theo bà Lâm, người tiêu dùng vẫn tồn tại tâm lý sính ngoại. Và vì là người sản xuất trực tiếp ra một sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu nên khi thấy giá bán của những sản phẩm ngoại nhập thì chỉ các nhà sản xuất nước ngoài hưởng lợi nhiều nhất. Còn công nghệ và chất lượng thì bà khẳng định là tương đương, không có khác biệt hay chênh lệch.

Chị Trần Thị Cúc, chủ một đại lý sữa bột trên đường Kha Vạn Cân (Thủ Đức) chia sẻ, ngoại trừ bộ phận khách hàng là những người lao động có thu nhập thấp thường xuyên chọn mua các nhãn hàng sữa trong nước về cho con cái. Những người có điều kiện hơn khi bước vào cửa hàng của chị thường hỏi những câu quen thuộc như “có sữa X… của Úc, của Mỹ, hay Nhật… không”, vì hầu hết họ tin rằng, sữa nhập mới thực sự tốt (?). Sữa nhập thường cao hơn từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng so với hàng trong nước.

Tâm lý chuộng hàng nhập khẩu, sính ngoại… những ngày gần đây lại được dư luận bàn luận sau khi thông tin các vùng trồng dứa (khóm) trong nước giá rẻ ê chề, chỉ 1.000 – 3.000 đồng/trái tại ruộng mà không bán được. Trong khi đó, loại dứa nhập từ Đài Loan về bán với giá lên đến 300.000 đồng/trái mà không có đủ hàng để bán. Hay trước đây không lâu là chuyện mứt vỏ bưởi Thái Lan nhập về Việt Nam bán lẻ 500.000 – 600.000 đồng/kg, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong khi vỏ bưởi trong nước phần lớn chỉ dùng để… làm rác, một vài đơn vị có dùng làm mứt nhưng doanh số không đáng kể…

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, chia sẻ tâm lý sính ngoại trong ngành hàng tiêu dùng tồn tại từ lâu nay. Dòng sản phẩm sấy khô của doanh nghiệp ông thời kỳ đầu xuất hiện cũng gặp khó khăn tương tự. Thậm chí người tiêu dùng còn đặt vấn đề là tại sao trái cây không ăn tươi mà phải sấy khô. Đó cũng là một trong những lý do khiến ông đẩy mạnh sản phẩm xuất ra nước ngoài. Khi sản phẩm của Vinamit được biết đến tại nhiều nước, lúc đó ông mới đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và kết quả khả quan hơn nhiều.

Cũng từ kinh nghiệm này, tại rất nhiều diễn đàn về khời nghiệp, ông Viên cũng từng gợi ý cho những người trẻ khởi khởi nghiệp từ sản phẩm mới có thể lựa chọn bán hàng hóa từ nước ngoài, khi có thương hiệu rồi hãy đẩy mạnh bán tại thị trường trong nước. Cách làm này sẽ vẫn có hiệu quả khi tâm lý sính ngoại vẫn còn phổ biến.

Theo kết quả khảo sát cuộc điều tra Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2018 công bố tháng 1/2018 cho thấy, tỉ lệ người tiêu dùng Việt yêu thích hàng Việt giảm 18% và tỷ lệ thường mua các sản phẩm trong nước đã giảm 22%. Nguyên nhân được nghiên cứu này lý giải là các nhà sản xuất từ Thái lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã khai thác tâm lý "sính hàng ngoại" của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, khảo sát của BSA cũng chỉ ra thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước không minh bạch và thiếu chân chính với chính sản phẩm mình sản xuất ra, gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement