Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao người Hồi giáo ở Indonesia bị cấm giao dịch tiền ảo?

Tiền điện tử

21/11/2021 11:33

Giao dịch tiền điện tử, trong đó có Bitcoin đã bị Hội đồng các học giả Hồi giáo ở Indonesia tuyên bố là không được phép đối với người Hồi giáo và điều này làm dấy lên nhiều tranh luận tại quốc gia có nhiều tín đồ Hồi giáo nhất thế giới.
news

Trong một diễn đàn trực tuyến gần đây, Hội đồng Ulama, một tổ chức bán chính phủ ở Indonesia đã đưa một phán quyết tôn giáo rằng, tiền điện tử bị cấm theo luật Hồi giáo. Hội đồng Ulama là một tổ chức bao gồm các học giả có nhiều hiểu biết về đạo Hồi.

Theo luật Hồi giáo, một giao dịch phải tuân theo các yêu cầu nhất định, chẳng hạn như có hình thức vật chất và giá trị xác định.

"Tiền điện tử là tiền tệ bị cấm vì nó có các yếu tố không chắc chắn, gây hại và không đáp ứng yêu cầu Hồi giáo theo luật Shariah", KH Asrorun Niam Sholeh, người đứng đầu hội đồng về các sắc lệnh tôn giáo, cho biết trong diễn đàn.

087120b5a22373f36645478327de7990.jpg
Nahdlatul Ulama (NU) là tổ chức Hồi giáo lớn nhất Indonesia, với ít nhất 90 triệu thành viên. (Reuters: Supri)

Tuy nhiên, ông Sholeh nói thêm rằng, mặc dù coi tiền điện tử như một loại tiền tệ bị cấm, nhưng nó có thể được giao dịch như một loại hàng hóa hoặc tài sản kỹ thuật số nếu chúng đáp ứng các yêu cầu.

Hội đồng Ulama đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền về việc tuân thủ luật Shariah ở Indonesia. Tuy nhiên, hội đồng này cũng đã từng bị chỉ trích vì các fatwa (ý kiến pháp lý) gây tranh cãi khác.

Vào năm 2018, Ulama đã ban hành một chương trình gây lo ngại về vaccine sởi-rubella do loại vaccine này có chứa chất được chiết xuất từ lợn và tế bào người.

Hội đồng cũng cấp giấy chứng nhận halal - ngược lại với haram - cho thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác trong nước.

Hội đồng Ulama (NU) là một trong những tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới với khoảng 90 triệu thành viên.

Vào tháng 10, chi nhánh Đông Java của hội đồng này cũng đã đưa ra một tuyên bố về tiền điện tử.

Phó Chủ tịch NU Đông Java, Ahmad Fahrur Rozi, hay còn được gọi là Gus Fahrur, nói với ABC rằng, fatwa trên được dựa trên kết quả từ một cuộc thảo luận trên diễn đàn về các vấn đề luật học Hồi giáo.

Một trong những kết luận thu được từ cuộc thảo luận, với sự tham gia của cả các chuyên gia tiền điện tử và pháp luật Hồi giáo, là giao dịch tiền điện tử có xu hướng liên quan đến "các hành vi gian lận và cờ bạc".

Gus Fahrur nói với ABC rằng: “Cũng giống như việc một người không được phép mua những đồ vật không rõ ràng, ví dụ như 'cá dưới biển' hoặc 'chim trên không' '.

Ông cho biết, tiền điện tử cũng tương tự như cờ bạc vì mọi người suy đoán về giá trị mà không biết nguyên nhân.

Các hành vi như cờ bạc không được phép theo đạo Hồi, vì giá trị và giá cả là vô thời hạn và có thể gây hại về mặt tài chính lẫn sinh lý cho những người có liên quan.

118e2d8c41fcb8813637d091034d63ee.jpg
Số lượng nhà đầu tư tiền điện tử đã vượt qua số lượng nhà đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán của Indonesia. (Kompas: Garry Andrew Lutolung)

Để so sánh, ông cho biết cổ phiếu có giá trị rõ ràng và giá tăng hoặc giảm tùy thuộc vào hoạt động của công ty.

Do các yếu tố đầu cơ rất lớn về giá trị của tiền điện tử, họ coi nó "không phù hợp để được sử dụng như một công cụ đầu tư", ông nói.

"Nó có thể tăng 1.000% hoặc 5.000%, nhưng cũng có thể trở về con số không. Đó không phải là một khoản đầu tư", ông nói thêm.

Xu hướng bùng nổ của tiền điện tử ở Indonesia

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Indonesia, số lượng các nhà đầu tư tiền điện tử ở nước này đã tăng từ 4 triệu người vào cuối năm 2020, lên 6,5 triệu người vào cuối tháng 5/2021.

Nó đã vượt quá số lượng nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, con số này là khoảng 2,4 triệu người, theo Bank Indonesia.

Putri Madarina, một chuyên gia lập kế hoạch tài chính và dịch vụ giáo dục theo luật Shariah ở Thủ đô Jakarta cho biết, mối quan tâm nở rộ trong đầu tư tiền điện tử ở Indonesia một phần là do mạng xã hội, đặc biệt là TikTok.

013a0332e81a26369689cdaeb2a138f4.jpg
Cô Putri Madarina hy vọng sẽ có nhiều cuộc thảo luận hơn về tiền điện tử để có thể thay đổi quan điểm. 

"Nó thậm chí còn bùng nổ trong đại dịch COVID-19, chúng ta thực sự đang ở trong làn sóng thứ hai của xu hướng tiền điện tử", Madarina nói với ABC khi đề cập đến sự bùng nổ tiền điện tử cách đây 3 năm.

Madarina đã đầu tư vào tiền điện tử từ năm 2017 và cho biết sắc lệnh Hồi giáo đã không ngăn cô tiếp tục đầu tư vào tiền điện tử.

"Những gì chúng tôi mua là hàng hóa kỹ thuật số, giống như một bộ sưu tập mà chúng tôi coi là có giá trị", cô nói.

"Cũng giống như xe cổ, giá xe được thúc đẩy bởi sự đánh giá cao hơn từ người chơi xe”.

Madarina coi tiền điện tử là 'mal' - một thuật ngữ Hồi giáo để chỉ tài sản - có thể ở nhiều dạng.

Madarina cho biết: “Vì vậy, với tư cách là một phương tiện trao đổi, tôi nghĩ đó không phải là vấn đề”.

"Là một tài sản, tôi không thấy bất kỳ quy định Hồi giáo nào bị vi phạm, trừ khi nó được coi là một phương tiện lừa đảo, đó là một yếu tố bên ngoài mà chúng tôi không thể kiểm soát."

"Tôi là người Hồi giáo, tôi tuân theo luật lệ"

Ainun Najib, người đã theo dõi Fatwa và đã bán tất cả bitcoin của mình.

Ainun Najib là thành viên NU có trụ sở tại Singapore, làm việc trong lĩnh vực CNTT.

896e884a0e3e4da2547c0727bce4f32a.jpg
Ainun Najib đã tuân theo Fatwa và bán tất cả bitcoin của mình.

Anh bắt đầu đầu tư vào tiền điện tử vào tháng 1/2021 nói rằng, anh biết về cuộc tranh cãi halal và haram, nhưng không có fatwa chính thức từ bất kỳ tổ chức tôn giáo nào vào thời điểm đó.

Riêng việc mua Bitcoin giống như mua đất hoặc vàng, nhưng ở dạng kỹ thuật số và được bảo vệ bằng "mã hóa không thể xuyên thủng về mặt toán học".

"Ban đầu tôi dự định giữ bitcoin như một tài sản, như một khoản tiết kiệm dài hạn. Về dài hạn, tôi đang nói đến khoảng 10 đến 20 năm", anh nói.

Nhưng trong vòng chưa đầy một năm, Najib đã quyết định bán tất cả số bitcoin của mình với giá 45.000 USD/BTC.

Nguyên do theo người đàn ông này xuất phát từ fatwa được đưa ra bởi NU Đông Java.

Najib nói, mặc dù mình hiểu công nghệ blockchain được sử dụng trong tiền điện tử, nhưng đối với anh, fatwa là một "khuyến nghị của chuyên gia", giống như cách các bác sĩ khuyên bệnh nhân có nguy cơ ung thư cao nên bỏ hút thuốc và rượu.

Nói với ABC, Najib nói rằng, anh không có kiến ​​thức về luật tôn giáo và anh ta cần phải giao những quyết định đó cho các chuyên gia trong lĩnh vực này, như Kyai - một chuyên gia về Hồi giáo - hoặc các học giả tôn giáo.

"Tôi là một người theo đạo Hồi. Trong bối cảnh của đạo Hồi, tôi theo Ala", anh nói.

Fatwa có thể thay đổi trong tương lai

Tiền điện tử vẫn đang được thảo luận rộng rãi giữa các học giả và tổ chức Hồi giáo trên toàn cầu.

Vào năm 2018, Ai Cập đã cấm giao dịch Bitcoin vì nó dễ gặp rủi ro cho các nhà giao dịch do biến động giá cả.

9de56221a701670169b4ce016718dced.jpg
KH Ahmad Fahrur Rozi cho biết, fatwa liên quan đến tiền ảo có thể thay đổi.

Haitham al-Haddad, một học giả Hồi giáo người Anh, cũng coi tiền điện tử không phải là halal vì nó là một loại tiền ảo, "không có giá trị hữu hình".

Các học giả Hồi giáo ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Ả Rập Saudi cũng chia sẻ quan điểm tương tự.

Nhưng, có những người khác lại không nghĩ như vậy, trong đó có Darul Uloom Zakariyya (Nam Phi), Shariah Adisory Muhammad Abu Bakar (Pakistan), và một vài học giả Hồi giáo khác của Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Bà Madarina cho biết, tiền điện tử là một "chủ đề nóng" trong thế giới Hồi giáo.

Bà nói thêm rằng, sắc lệnh Hồi giáo mới sẽ ít có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư tiền điện tử hơn, và thay vào đó nó đóng vai trò "mở mang tầm mắt" cho các nhà đầu tư hoặc những người sắp tham gia thị trường.

Bà nói: “Càng nhiều người muốn biết đó là halal hay haram, họ sẽ càng tìm hiểu nhiều hơn về tiền điện tử.

"Và tôi vẫn chưa thấy sự sụt giảm về số lượng người quan tâm", bà nói.

Gus Fahrur cho biết, fatwa không cứng nhắc và quan điểm của các học giả Hồi giáo về giao dịch tiền điện tử có thể thay đổi.

"Fatwa rất năng động. Nếu [tiền điện tử] không còn chứa yếu tố đầu cơ và ... nếu có quy định chính thức từ nhà nước để bảo vệ nó khỏi những kẻ đầu cơ, thì chúng tôi sẽ không có vấn đề gì", ông nói, đồng thời nhấn mạnh fatwa vào lúc này là nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng.

"Mọi người đều muốn kiếm lợi nhuận, phải không? Nhưng xin đừng đầu cơ," ông nói.

"Điều gì sẽ xảy ra nếu tiền điện tử sụp đổ vì chúng không được xây dựng trên một nền tảng hợp lệ và vững chắc, điều gì sẽ xảy ra?

"Đó là lý do tại sao chúng ta phải cẩn thận".

Và đối với Najib, có khả năng ông quay trở lại đầu tư vào tiền điện tử trong tương lai.

"Khi chuyên gia thay đổi quan điểm của [họ], không sao cả, chúng ta cũng có thể quay lại... nếu có fatwa mới, thì tôi cũng sẽ quy lại với tiền điện tử’, Najib nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ