Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Jack Ma và các tỷ phú công nghệ Trung Quốc đua nhau bán cổ phần?

Quản trị

23/07/2020 07:57

Ba "ông trùm" công nghệ hàng đầu Trung Quốc Jack Ma, Ma Huateng và Colin Huang gần đây đã giảm bớt số cổ phần trong các công ty do họ sáng lập bằng cách bán hoặc chuyển nhượng số cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD, theo Forbes.

Các nhà phân tích cho biết, CEO Alibaba Jack Ma, CEO Pinduoduo Colin Huang và Chủ tịch Tencent “Pony" Ma Huateng dường như đang tận dụng các thị trường chứng khoán Mỹ và Hồng Kông tăng phi mã để rút tiền khi cổ phiếu đang giao dịch ở mức cao kỷ lục.

Theo đó, thương vụ lớn nhất từ trước đến nay thuộc về người giàu thứ 2 của Trung Quốc, Jack Ma đồng sáng lập của Alibaba, người đã từ chức năm ngoái với tư cách là chủ tịch điều hành và từ đó đã dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động từ thiện.

Dựa trên hồ sơ hàng năm của công ty, Jack Ma đã giảm cổ phần của mình trong gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba có trụ sở tại Hàng Châu từ mức 6,2% xuống 4,8%. Ước tính giá trị tài sản ròng của ông hiện ở khoảng 48,8 tỷ USD.

Cổ phiếu Alibaba niêm yết tại New York (Mỹ) tăng hơn 41% kể từ tháng 11/2019 đến nay. Tính theo giá cổ phiếu Alibaba trung bình trong 9 tháng qua, Forbes ước tính Jack Ma đã bán số cổ phần của mình với giá gần 5 tỷ USD.

Tỷ phú Jack Ma, đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba. Ảnh: Bloomberg.
Tỷ phú Jack Ma, đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba. Ảnh: Bloomberg.

Trong khi đó, Phó chủ tịch điều hành của Alibaba, Joseph Tsai, cũng đã bán gần 1,4 tỷ USD cổ phiếu của mình bằng cách giảm số cổ phần nắm giữ từ 1,9% xuống 1,6% trong cùng khoảng thời gian. Tổng giá trị tài sản của Joseph Tsai hiện được ước tính khoảng 12,9 tỷ USD.

Ngoài ra, việc thoái vốn của Jack Ma và Joseph Tsai diễn ra trong bối cảnh các tỷ phú công nghệ Trung Quốc khác cũng đã bán bớt số cổ phần nắm giữ. Trên thực tế, ba trong số năm người giàu nhất Trung Quốc đã giảm cổ phần của họ trong các công ty hàng đầu của họ kể từ tháng 11 năm ngoái.

Colin Huang, người sáng lập Pinduoduo. Ảnh:  Bloomberg.
Colin Huang, người sáng lập Pinduoduo. Ảnh:  Bloomberg.

Đầu tháng 7, Pinduoduo thông báo Colin Huang đã chuyển nhượng bớt cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq và cắt giảm quyền sở hữu từ 44,3% xuống 29,4%.

Trong khi đó, Chủ tịch Tencent Ma Huateng đã thu về tổng cộng 815 triệu USD trong năm nay sau hai lần thoái vốn trị giá 555 triệu USD vào tháng 6 và 260 triệu USD vào tháng 1.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, với tổng tài sản trị giá 61,8 tỷ USD, Ma Huateng đang là người giàu nhất Trung Quốc và thứ 17 thế giới.

"Tiềm năng tăng trưởng của họ rất tốt," ông Joseph Fan, giáo sư tài chính kế toán tại Đại học Hồng Kông, nói. "Tuy nhiên, việc bán cổ phần cho thấy các nhà sáng lập xác định thị trường đang đánh giá quá mức triển vọng của các tập đoàn này."

Shawn Yang, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Blue Lotus Capital có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết: "Các biện pháp kích thích gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phần nào giải thích lý do tại sao chứng khoán tăng giá. Các nhà đầu tư dư thanh khoản đang đổ tiền vào cổ phiếu của các công ty này, bởi các công ty này đã chứng minh được sự tăng trưởng xuất sắc trong đại dịch COVID-19."

Theo đó, cổ phiếu niêm yết Nasdaq của Pinduoduo đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, trong khi cổ phiếu của Alibaba cũng tăng 16% trên sàn New York và cổ phiếu của Tencent tăng 45% tại Hồng Kông.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, doanh thu của Pinduoduo tăng 44% khi có tới 630 triệu người dùng mua bán trên trang web giảm giá của công ty này trong thời kỳ suy thoái kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bro Pinduoduo có một mô hình kinh doanh chưa được chứng minh và vẫn không có lãi, và Colin Huang có thể đang bán cổ phiếu để kiếm tiền mặt trước khi cổ phiếu của công ty trở về giá trị thực", ông Brock Silvers, Giám đốc Đầu tư Adamas Asset Management (Hồng Kông) cảnh báo.

Hôm 1/7, trong lá thư, doanh nhân này viết rằng ông và nhóm sáng lập đã quyên tặng 2,4% cổ phần Pinduoduo cho một tổ chức từ thiện và ông đã chuyển 7,7% khác cho một công ty hợp tác để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên Colin Huang không giải thích những hoạt động này sẽ là gì.

Theo bản xáp hạng của World’s Real-Time Billionaires, Huang hiên đang nắm giữ khối tài sản khoảng 29,1 tỷ USD và là người giàu thứ 5 tại Trung Quốc.

Mặc dù các nhà đầu tư có thể quá hứng khởi, nhưng không thể phủ nhận rằng các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc vẫn có cơ hội phát triển. Giám đốc điều hành Blue Lotus Capital nhận định: "Tencent đã có những cơ hội chưa được khai thác ở thị trường nước ngoài bởi vì họ có thể có thể quảng bá các trò chơi ra nước ngoài và thu hút nhiều người dùng hơn."

Trong khi đó, Alibaba dự kiến ​​sẽ duy trì thống lĩnh trên vực thương mại điện tử của Trung Quốc. Ngay cả với sự phát triển của Pinduoduo, Alibaba hiện có một lợi thế không thể chối cãi trong việc lựa chọn và chất lượng sản phẩm được cung cấp, đặc biệt là trong các lĩnh vực truyền thống của ngành may mặc và mỹ phẩm, Yang nói.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement