Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin soán ngôi ngành y, dược?

Vĩ mô

16/08/2019 11:13

Nguồn nhân lực khan hiếm khiến ngành Công nghệ thông tin (CNTT) thu hút lượng thí sinh đăng ký nhiều nên điểm chuẩn tăng vọt.

Xu hướng số hóa doanh nghiệp “làm mưa làm gió” trong những năm qua, nên số thí sinh lựa chọn ngành CNTT nhiều kéo theo điểm chuẩn tăng cao là điều không nằm ngoài dự đoán. 

Số thí sinh chọn ngành IT ngày tăng cao là do đâu?

Những dự báo và xu hướng của ngành CNTT quý II/2019 chỉ ra rằng, nửa đầu năm 2019 của ngành tuyển dụng lập trình viên vô cùng sôi động. Nhu cầu tuyển dụng ngành IT tăng mạnh hơn bao giờ hết, và với tốc độ này sẽ cần đến 400.000 nhân lực trước cuối năm 2021. Nhưng cho đến hiện tại, chỉ có khoảng 200.000 nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu công việc. 

Khảo sát nhanh trên thị trường lao động hiện nay, mức lương trung bình đối với người mới (Fresher) trong lĩnh vực CNTT dao động 5 – 8 triệu đồng. Đối với nhân viên có kinh nghiệm và trưởng nhóm, mức lương lần lượt từ 15 – 20 triệu đồng và 20 – 30 triệu đồng. Cá biệt đối với những nhân viên ra nước ngoài làm việc tại Việt Nam, mức lương có thể lên tới 2.000 – 5.000 USD/tháng.

Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm nhân lực ngành CNTT. 
Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm nhân lực ngành CNTT. 

Doanh nghiệp cần nhiều nhân sự ngành CNTT

Hiện nay, với tình hình phát triển công nghệ cao và hầu hết cần có bộ phận xử lý về mặt công nghệ thông tin chuyên sâu nên các công ty thu hút nguồn nhân lực CNTT bằng mức lương hậu hĩnh hay chế độ làm việc cực tốt. 

Theo TopDev, đơn vị chuyên tuyển dụng và nghiên cứu thị trường CNTT, giới công nghệ Việt Nam đang đứng trước hai làn sóng. Thứ nhất là làn sóng các quỹ đầu tư nước ngoài chú ý và tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn, sẽ có thêm nhiều startup mới (do cá nhân hoặc tổ chức lập nên) ra đời và được đầu tư.

Làn sóng thứ hai là gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong các lĩnh vực liên quan đến fintech như AI, data science, big data, cyber security.

Kèm theo đó là xu hướng bắt buộc của chuyển đổi số (Digital Transformation), bất kỳ công ty nào cũng đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT, vì vậy cũng dẫn việc gia tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng lượng nhân sự này.

Doanh nghiệp này cũng chia sẻ, Việt Nam đã gây được sự chú ý khiến cho các công ty công nghệ trong khu vực tìm đến để thuê hoặc xây dựng đội ngũ phát triển sản phẩm tại đây, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ ngày càng mạnh, đặc biệt sau các thương vụ đầu tư lớn cho các startup công nghệ.

Làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống (Digital Transformation - DX) như du lịch, nông nghiệp, bất động sản...đều muốn làm DX và thương mại điện tử. Điều này dẫn đến việc tăng mạnh nhu cầu nhân sự CNTT trên diện rộng trong những năm sắp tới. 

Trong hội nghị Vietnam ICT Summit 2019 gần đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam cần phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin (ICT) để đẩy nhanh chuyển đối số Việt Nam.

Thị trường luôn khát nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng. Chính vì thế, trong 10 – 15 năm sắp tới, CNTT sẽ vẫn là ngành hot đối với không chỉ các em sinh viên, mà còn cả người đi làm – những người muốn tìm kiếm cơ hội mới, khác với chuyên ngành mình từng theo học trên ghế giảng đường

TRÚC BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement