09/12/2019 15:32
Vì sao các cuộc hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại?
Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lý do Thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại là do Mỹ thiếu sự chuẩn bị và không có sự hợp tác với các đồng minh.
Các cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và James Mattis đã tiết lộ về lý do thực sự khiến các cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại. Theo đó, nguyên nhân khiến các hội nghị này thất bại là do Mỹ thiếu sự chuẩn bị và không có sự hợp tác với các đồng minh.
"Nếu Tổng thống chịu ngồi xuống với một nhà lãnh đạo khác, ông ấy sẽ được chuẩn bị tốt hơn về việc đâu là những vấn đề liên quan và chúng ta sẽ nhất trí những điều gì trong thỏa thuận", Cựu Giám đốc CIA và cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Obama Panettta nhận định khi được hỏi về các cuộc trao đổi giữa ông Kim và ông Trump.
Triều Tiên, quốc gia duy nhất đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong thế kỷ này, trong đó có những cuộc thử vũ khí chủ yếu diễn ra vào năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Kể từ năm 2011, Kim đã bắn hơn 90 tên lửa và có 4 vụ thử vũ khí hạt nhân, nhiều hơn cả những gì cha ông, Kim Jong Il, và ông nội, Kim Il Sung, đã phóng trong khoảng thời gian 27 năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Reuters. |
"Chúng tôi đã không có sự sắp xếp nào trong bộ và không tham vấn các đồng minh vào thời điểm họ đọc được một số tin tức báo chí về những gì đang diễn ra", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cho biết tại Diễn đàn Quốc phòng Quốc gia Reagan được tổ chức hàng năm.
Đại tướng thủy quân lục chiến 4 sao nhắc lại tầm quan trọng của việc hợp tác với các đồng minh - một vấn đề khiến ông từ chức gây sốc khi rời khỏi chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Mattis cho biết: "Việc đi một mình trong thế giới này là không hiệu quả. Hiện nay, những điều chúng ta đang làm, trong một vài trường hợp, là không có sự hợp tác hoặc đang chống lại đồng minh của chúng ta". ông Mattis cho biết.
Panetta, cựu giám đốc của CIA và Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính quyền Obama, đã nhắc lại sự nhấn mạnh của Mattis, khi làm việc với các đồng minh.
Ông Panetta cũng nhấn mạnh lại quan điểm của ông James Mattis về việc hợp tác với đồng minh: "Jim (Mattis) nhận định hoàn toàn đúng, sức mạnh của Mỹ nằm ở các đồng minh và khả năng hợp tác của chúng ta với họ. Tôi hiểu Tổng thống lo ngại về việc đảm bảo các khoản chia sẻ chi phí quốc phòng được chi trả, nhưng cùng lúc đó, ông ấy cũng cho thấy mức độ quan tâm với sự hiện diện của 25.000 quân tại khu vực nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên”.
Ngày 7/12, truyền thông Triều Tiên cho biết một cuộc thử vũ khí "rất quan trọng" đã được tiến hành. Tổng thống Trump phản hồi trước bài báo này khi tweet rằng ông Kim Jong Un đang liều lĩnh để mất "mọi thứ" nếu không thực hiện các biện pháp phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp ở biên giới hai miền bán đảo Triều Tiên vào tháng 6/2019 - Ảnh: Reuters. |
"Ông Kim Jong Un quá thông minh và ông ấy có quá nhiều thứ để mất, thực ra là tất cả mọi thứ, nếu ông ấy hành động kiểu thù địch. Ông ấy đã ký vào một Thỏa thuận phi hạt nhân hóa với tôi ở Singapore", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter, đề cập đến cuộc gặp giữa ông với ông Kim ở đảo quốc sư tử vào mùa hè 2018.
"Ông ấy sẽ không muốn phá hỏng mối quan hệ đặc biệt với Tổng thống Mỹ hay can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 đâu", ông Trump viết.
Vụ thử này diễn ra ngay trước thời hạn cuối năm mà ông Kim Jong Un đã đặt ra để Washington từ bỏ đòi hỏi Bình Nhưỡng phải phi hạt nhân hóa đơn phương. Trong bối cảnh đàm phán bế tắc, Triều Tiên đã cảnh báo sẽ có "hướng đi mới" nếu Mỹ không thay đổi quan điểm.
"Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, có tiềm năng kinh tế rất lớn, nhưng họ phải phi hạt nhân hóa như đã hứa", ông Trump viết trên Twitter.
Bản tin của KCNA nói đây là một "vụ thử thành công có tầm quan trọng lớn", nhưng không nói rõ được thử là vũ khí hay thiết bị gì. Giới chuyên gia quân sự cho rằng có vẻ Triều Tiên đã thực hiện một vụ thử tĩnh về tên lửa động cơ, thay vì phóng thử một tên lửa.
"Đây là một tín hiệu cảnh báo rằng cánh cửa ngoại giao đang nhanh chóng khép lại, báo trước cho thế giới về những gì có thể xảy ra sau khi bước sang năm mới", chuyên gia Vipin Narang thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ nhận định.
Hôm thứ Ba tuần trước, ông Trump lại gọi ông Kim là "Rocket Man" và nói Mỹ có quyền sử dụng vũ lực quân sự đối với Triều Tiên. Đáp lại, Bình Nhưỡng nói việc Mỹ quay lại sử dụng ngôn từ như như vậy cho thấy "sự tái phát căn bệnh lẩm cẩm của người già".
Advertisement