Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VASEP: 'Đưa hàng hóa xuất khẩu vào Dự thảo nghị định ghi nhãn hàng hóa là bất hợp lý!'

Phân tích

11/08/2020 14:37

Đưa hàng hóa xuất khẩu vào Dự thảo nghị định ghi nhãn hàng hóa là bất hợp lý, tốn kém, bất khả thi, trái với thông lệ quốc tế và không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc cho hàng hóa xuất khẩu vào phạm vi điều chỉnh của Dự thảo nghị định ghi nhãn hàng hóa là bất hợp lý.

Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mà phải ghi nhãn theo cả quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước xuất khẩu là rất bất hợp lý, gây tốn kém mà không có lợi gì cho người tiêu dùng, và thậm chí bất khả thi khi pháp luật Việt nam và pháp luật nước xuất khẩu có điểm khác biệt.

Đề xuất này gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp: Có thể lấy ví dụ, ngành thuỷ sản mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn thành phẩm thuỷ sản, hay ngành da giày mỗi năm xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày dép các loại (năm 2017 là 1,02 tỷ đôi).

Nếu phải thay đổi nhãn, mỗi đôi chỉ cần tốn thêm 100 đồng để làm nhãn mới là nguyên ngành da giầy đã tốn hơn 100 tỷ mỗi năm. Nếu tất cả các ngành sản xuất khác đều phải thay nhãn, tổng thiệt hại của tất cả các ngành kinh tế do việc thay nhãn sẽ lên đến hàng ngàn tỷ.

Những điểm bất hợp lý tại Dự thảo nghị định ghi nhãn hàng hóa.
Những điểm bất hợp lý tại Dự thảo nghị định ghi nhãn hàng hóa.

Theo VASEP đề xuất này bất khả thi vì hàng xuất gia công thường chỉ ghi tên của chủ sở hữu (như Cotsco, Walmart, AquaStar....) theo luật của Mỹ và châu Âu, dự thảo bắt ghi tên nhà sản xuất theo luật Việt Nam chắc chắn nhiều đối tác không chấp nhận.  

Đề xuất cũng trái với thông lệ quốc tế: theo thông lệ quốc tế, tổ chức, cá nhân xuất khẩu tại Việt Nam chỉ chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa đúng theo giao kèo trong hợp đồng, còn người nhập khẩu là chủ sở hữu hàng hóa phải chịu trách nhiệm đảm bảo việc ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật của nước nhập khẩu. Đây chỉ nên là lưu ý cho các doanh nghiệp cẩn trọng khi ký kết hợp đồng, chứ không thể yêu cầu doanh nghiệp Việt nam đảm bảo thay cho doanh nghiệp nước ngoài được.   

Điều này chưa kể nó không có ý nghĩa  thực tế đối với công tác quản lý nhà nước: Để chống gian lận thương mại, nếu cần ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu: Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã có sẵn các điều quy định rất phù hợp như điều 9, khoản 1 (bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa), điều 15 khoản 1 về xuất xứ hàng hóa, do đó chỉ cần quy định hàng hóa xuất khẩu phải tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu và những điều này là đủ, chứ không thể yêu cầu tuân thủ cả luật Việt Nam và luật nước nhập khẩu như Dự thảo.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì đã có quy định tại Điều 9 Khoản 3 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP là nhãn phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Nghị định này, nên cần bỏ đoạn cuối của Điều 8 Khoản 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP để các sản phẩm này không được phép mặc định ghi nhãn là “sản xuất tại Việt Nam”.

Do vậy, VASEP đề nghị bỏ cụm từ “hàng hóa xuất khẩu” ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Dự thảo (giữ nguyên như quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị bổ sung thêm vào Dự thảo yêu cầu về đơn vị đo khi ghi định lượng đối với các loại hàng hóa đặc biệt  theo hướng cho phép ghi định lượng đối với hàng hóa đặc biệt ở đơn vị đo khác do Phụ lục II của NĐ43/2017quy định về cách ghi định lượng hàng hóa, hàng hóa dạng rắn, khí thì phải ghi khối lượng tịnh, đơn vị đo là g, kg, mg, µg.

Tuy nhiên, đối với hàng hóa đặc biệt như men thực phẩm (dạng bột khô) thì thông thường được đóng gói theo đơn vị là hoạt lực của men vì quá trình lên men phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của quá trình axit hóa. Hiệu quả của quá trình axit hóa khác nhau ở từng lô sản xuất nên khối lượng tịnh có thể khác nhau trong mỗi đơn vị đóng gói.

Do vậy, đơn vị đóng gói được chuẩn hóa theo hoạt lực của men sẽ tốt hơn và cách đóng gói theo hoạt lực của men cũng giúp các nhà sản xuất dễ dàng sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ: 1 gói men thực phẩm hoạt lực là 100 DCU dùng để lên men 500 lít sữa. Trong khi đó, Dự thảo mới chưa có các quy định này.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement