Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vẫn chưa tìm ra nguồn gây ngộ độc botulinum tại TP.HCM

Sức khỏe

26/05/2023 10:28

Các đơn vị xác minh được cơ sở sản xuất bánh mỳ, chả lụa mà các nạn nhân ăn, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nhưng đều không phát hiện vi khuẩn C. Botulinum và vẫn chưa thể xác nhận nguồn gây ngộ độc.

Liên quan đến các ca bệnh chẩn đoán ngộ độc Botulinum sau khi ăn chả lụa bán dạo tại TP.HCM, thông tin từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, kết quả các mẫu xét nghiệm từ thức ăn thừa của các bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều không phát hiện độc tố botulinum.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sau khi xảy ra các trường hợp được chẩn đoán ngộ độc botulinum trên địa bàn, đơn vị này đã phối hợp với Phòng Y tế thành phố Thủ Đức tiến hành điều tra nguyên nhân. 

Thời điểm ghi nhận 3 bệnh nhi ở Thủ Đức nhiễm độc botulinum, đơn vị này chỉ có đầu mối là các em đã ăn bánh mì chả lụa. Từ đó, tìm được người đàn ông bán bánh mì chả lụa.

Mẫu chả lụa nghi gây ngộ độc botulinum có kết quả âm tính - Ảnh 1.

Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum

Người này khai đã mua chả lụa của một phụ nữ bán rong. Vài ngày sau, cơ quan chức năng mới tìm được người phụ nữ và có thông tin về cơ sở sản xuất chả lụa trên địa bàn TP. Thủ Đức.

Khi kiểm tra, cơ quan chức năng xác định cơ sở này hoạt động không phép và yêu cầu dừng hoạt động. Đồng thời, lấy mẫu chả lụa từ cơ sở, mẫu thức ăn thừa của các bệnh nhân đưa đi xét nghiệm.

Tổng cộng đã có 15 mẫu gồm bánh mỳ, chả lụa lấy tại cơ sở sản xuất và từ thức ăn thừa của các bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đều không phát hiện vi khuẩn C. Botulinum. Như vậy, hiện vẫn chưa thể xác nhận nguồn gây ngộ độc botulinum cho các trường hợp này là từ đâu.

"Trước nay, ngộ độc thực phẩm thường gặp là các khuẩn như E.coli... gây rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Còn độc tố botulinum nguy hiểm hơn mà chưa xác định được từ đâu. Vì vậy, cần nhất lúc này là các bệnh viện sẵn sàng thuốc giải để khi có ngộ độc botulinum sẽ có thuốc cấp cứu ngay", bà Phạm Khánh Phong Lan thông tin.

Về tình hình sức khỏe của các trường hợp chẩn đoán ngộ độc botulinum, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện mới chỉ một trường hợp có cải thiện tốt. Đó là em N.V.H (sinh năm 2009), nhập viện ngày 15/5, chẩn đoán ngộ độc botilinum từ thức ăn. 

Em được truyền tĩnh mạch nửa lọ BAT ngày 15/5. Hiện tại, sức cơ của em đạt 5/5, đi đứng bình thường, hết sụp mi, thở khí trời, ăn uống được, tiêu tiểu bình thường, sẽ được xuất viện trong ngày hôm nay (26/5).

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement