Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ hết thuốc giải độc Botulinum: Nhà nước cần dự trữ thuốc hiếm

Nóng trong ngày

24/05/2023 14:42

Cả 3 nạn nhân trong vụ ngộ độc Botulinum đang rơi vào tình trạng nguy kịch phải thở máy để duy trì sự sống vì không có thuốc giải độc. Vấn đề dự trữ thuốc hiếm là yêu cầu đang được đặt ra rất cấp bách.

Bộ Y tế đề xuất dự trữ một số thuốc hiếm

Nguồn cung thuốc hiếm - mà cụ thể ở đây là thuốc giải ngộ độc botulinum phục vụ điều trị bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TP HCM đã có tín hiệu bước đầu đó là hôm qua - 23/5, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã thông tin cho biết Cục đã khẩn trương liên hệ, trao đổi và làm việc với Tổ chức y tế thế giới (WHO) để hỗ trợ giải quyết.

"Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ phận Chăm sóc sức khỏe toàn dân, môi trường và lối sống lành mạnh của WHO, WHO đang khẩn trương liên hệ để tìm nguồn thuốc hỗ trợ"- đại diện Cục Quản lý Dược cho biết. Đồng thời thông tin thêm Cục Quản lý Dược cũng đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với các công ty nhập khẩu, nhà cung ứng để có thêm nguồn cung ứng thuốc.

Vụ hết thuốc giải độc Botulinum: Nhà nước cần dự trữ thuốc hiếm - Ảnh 1.

Do bệnh ngộ độc botulinum rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm.

“Mỗi liều thuốc giải BAT có giá khoảng 8.000 USD. Tuy nhiên, đối với sinh mạng con người, chúng ta không thể ngồi chờ để tính toán đắt hay rẻ. Với các loại thuốc hiếm, cần phải thực hiện ngay phương án dự trữ. Nếu cả năm không phải dùng đến chúng thì phải thấy đó là điều đáng mừng vì không xảy ra dịch bệnh và các trường hợp ngộ độc nguy hiểm”.

PGS.DS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội TPHCM

Không thể loại trừ thời gian tới sẽ phát sinh thêm nhiều trường hợp ngộ độc Botulinum vì một chuỗi 6 ca bệnh từ trẻ em đến người lớn đã liên tiếp ghi nhận. Nguồn thực phẩm nhiễm độc tố Botulinum có thể vẫn còn trong cộng đồng nhưng chúng ta chưa xác định được để có giải pháp xử lý nên nguy cơ ngộ độc luôn tiềm ẩn. Do đó, thuốc giải độc BAT cần phải được khẩn cấp mua về để xử trí cho các ca ngộ độc và dự phòng trong điều trị.

"Tôi cho rằng, việc dự phòng - dự trữ đối với các mặt hàng thuốc hiếm nói chung và Botulinum nói riêng là vai trò cấp quốc gia. Nhà nước cần chấp nhận những nguy cơ thuốc hết hạn và sử dụng các nguồn quỹ phù hợp để chi trả. Việc dự trù số lượng thuốc hiếm, thuốc giải độc BAT cần nhập tùy thuộc vào Bộ Y tế. Nếu bệnh viện phải nhập thuốc về dự trữ với cơ chế tự chủ thì sẽ rất khó khăn vì không đủ kinh phí" - BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Bộ Y tế cho hay trong nhiều năm qua Bộ đã xây dựng và ban hành danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có và danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh, nhằm giúp các cơ sở khám chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo đủ thuốc hiếm đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở, cho phép chuyển nhượng thuốc hiếm giữa các cơ sở khám chữa bệnh...

Danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh. Hiện danh mục hiện tại gồm 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có.

Ý kiến trái chiều về sửa đổi luật đấu thầu mua sắm thuốc hiếm

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Vụ hết thuốc giải độc Botulinum: Nhà nước cần dự trữ thuốc hiếm - Ảnh 3.

Các ĐBQH tham dự phiên thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) về việc đấu thầu mua sắm tập trung

Trước ý kiến đề nghị bỏ quy định "trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua số lượng ít thì có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung", ĐBQH Nguyễn Anh Trí đặt lại câu hỏi, nếu bỏ quy định này thì lấy đâu ra thuốc chữa cho bệnh nhân?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí chia sẻ, với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thấm thía điều này khi mà thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân do đấu thầu quá ít nhiều khi nhà cung cấp không bán. Do đó, Bộ Y tế đã có một đơn vị đấu thầu tập trung để đấu thầu hết cho chung cho cả nước. Từ thực tế trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị giữ quy định này trong luật.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement