Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Uống nước râu bắp (ngô) thường xuyên có tốt không?

Sức khỏe

06/11/2023 12:38

Râu ngô hay còn gọi là râu bắp, được sử dụng để nấu nước uống với tác dụng thanh nhiệt, mát gan. Kèm theo cái vị ngọt của râu ngô, người ta xem nó như một loại tiên dược mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng nó, sẽ dẫn đến một số tác hại không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với phái đẹp.

Thành phần dinh dưỡng của râu ngô

Theo đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, tác động vào kinh thận, bàng quang. Có thể dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh như bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, chảy máu nội tạng, sạn trong gan, túi mật, thận, sỏi niệu quản…

Đồng thời, râu ngô còn có tác dụng hạ huyết áp, thông mật trong quá trình chữa các bệnh về gan, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, đây còn là một trong những dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh gan hiệu quả. 

Râu ngô có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin K, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP, các loại flavonoid như inositol, axit pantothenic, các saponin, các steroid có thể là sitosterol và stigmasterol, dầu béo và các chất vi lượng khác. 

Vì vậy, râu ngô có thể được coi là một vị thuốc tự nhiên chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, giúp kéo dài tuổi thọ, không độc hại và giá thành rất hợp lý.

Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không? - Ảnh 1.

Râu ngô rất tốt, tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng sẽ mang lại những tác hại cho sức khỏe.

Nước râu ngô có công dụng gì?

- Uống nước râu ngô có thể làm tăng bài tiết mật và giảm độ nhớt của mật, giúp điều kiện dẫn mật đi vào ruột dễ dàng.

- Uống nước râu ngô còn có thể hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu đông nhanh hơn.

- Dùng nước râu ngô mỗi ngày thay cho nước trà rất hiệu quả cho người bị ứ mật, sỏi túi mật.

- Đối với bệnh thận thì việc uống nước râu ngô sẽ có tác dụng lợi tiểu.

- Nước râu ngô có tác dụng chữa phù nề có liên quan đến các bệnh tim mạch.

- Nước râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp chảy máu tử cung, đặc biệt đối với những người dễ bị chảy máu.

- Những người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản nên dùng râu ngô để đun nước uống hằng ngày. Việc này sẽ giúp làm tan sỏi được hình thành từ urat, phốt phát và cacbonat.

Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không? - Ảnh 2.

Người bị sỏi thận nên dùng râu ngô để đun nước uống hằng ngày.

Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không?

Theo kinh nghiệm dân gian thì thói quen dùng râu ngô làm thức uống là một thói quen tốt vì thức uống này tương đối lành tính, có giá thành thấp và rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi sử dụng để tránh gây tổn hại đến sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu nên phải rửa thật sạch khi dùng để đun nước uống.

Nhiều người có thói quen thay thế việc sử dụng lá trà bằng râu ngô khô cũng tốt nhưng tốt nhất nên dùng râu ngô tươi vì nó chứa nhiều dưỡng chất hơn. Hãy chọn râu có sợi to, sáng bóng, mượt và có màu nâu nhung. 

Các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác để điều trị bệnh lý thì không nên dùng chung với râu ngô. Bạn cần thận trọng không sử dụng nó với bất kỳ thuốc lợi tiểu nào khác và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. 

Khi dùng râu ngô để chữa bệnh chỉ nên dùng khoảng 10 ngày, sau đó dừng khoảng 1 tuần rồi mới dùng lại để tránh mất cân bằng điện giải. Ngoài ra, tránh sử dụng quá nhiều đồ uống lợi tiểu này vào ban đêm vì chúng có thể khiến bạn khó ngủ hơn do đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.

Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không? - Ảnh 3.

Trẻ nhỏ nên tránh sử dụng nước râu ngô giải nhiệt liên tục hàng ngày.

Đối với trẻ nhỏ, khi sử dụng nước mát để giải nhiệt vào mùa hè nên tránh sử dụng liên tục hàng ngày và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều và lâu dài sẽ gây mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết như canxi, kali.

Liều dùng khoảng 20g trở lại râu ngô tươi và 10g râu ngô khô. Trẻ nhỏ mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc nhỏ khoảng 200 đến 300ml. Khi nước tiểu của trẻ trong và chỉ có màu vàng nhạt là lượng nước bổ sung vừa đủ.

Cách sử dụng râu ngô đúng 

Râu ngô tươi sẽ tốt hơn râu ngô phơi khô, do đó, khi sử dụng bạn nên chọn loại râu ngô sạch, tin tưởng vì có thể hàm lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng không tốt cho sức khỏe của bạn

Hơn cả, râu ngô được chăm từ phân hữu cơ sẽ tốt hơn phân hóa học nhiều bạn nhé. Ngoài ra, nên chọn râu ngô sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung.

Nên sử dụng râu ngô phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các bài thuốc từ râu ngô

Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu

Nước râu ngô dùng mỗi lần khoảng 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.

Cho 10g râu ngô vào 200ml nước sôi và đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.

Nếu làm nước sắc râu ngô thì lấy khoảng 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.

Ho ra máu

Chuẩn bị râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng trong 5 ngày với công thức như trên.

Điều trị bệnh tiểu đường

Công thức thứ nhất: Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu, mạch môn... hiệu quả sẽ tốt hơn.

Công thức thứ 2: Thịt lợn hầm râu ngô cần chuẩn bị thịt lợn nạc 100 - 200g, râu ngô tươi 100 - 200g (hoặc 50g khô). Hầm nhừ, thêm gia vị phù hợp, dùng cho người mắc đái tháo đường.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Có nhiều hình thức làm nước chè râu ngô điều trị viêm đường tiết niệu. Bạn có thể làm nước luộc ngô tươi, nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng hoặc nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày, uống hàng ngày thay nước trà

Điều trị viêm gan vàng da

Chuẩn bị cháo đậu đen, đại táo, cà rốt, râu ngô. Sau đó, cho râu ngô 60g vào sắc hãm lấy nước; đem nước râu ngô nấu với đậu đen, đại táo, cà rốt. Nấu chín nhừ và thêm chút gia vị cho vừa ăn.

Điều trị tăng huyết áp

Bạn có thể pha râu ngô phối hợp với hoa hòe, ngưu tất, cỏ ngọt, câu đằng... có tác dụng ổn định huyết áp. Nguyên nhân là do dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu, làm chậm sự thâm nhập của β - lipoprotein vào động mạch chủ. Do đó làm giảm bệnh xơ vữa động mạch và hạ áp.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement