Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Uber, từ 'hồ sơ đen' đến ôm mộng tái sinh

Doanh nghiệp

28/02/2024 13:12

Bom tấn startup một thời Uber lần đầu báo lãi sau 14 năm khởi nghiệp, 'kỳ lân' điển hình cho sự gián đoạn ở Thung lũng Silicon dường như đã trưởng thành.
news

Uber lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận hàng năm vào ngày 7/2. Đây được coi là cột mốc quan trọng đối với công ty cung cấp dịch vụ gọi xe và đồ ăn nhanh có trụ sở tại San Francisco, vốn nổi tiếng "chảy máu" tiền mặt trong quá trình tăng trưởng bằng mọi giá. 

Uber, thay vì chìm trong thua lỗ, gần đây còn gia nhập rổ chỉ số S&P 500 và thậm chí, vào ngày 14/2, hội đồng quản trị đã thông qua kế hoạch hoàn trả 7 tỷ USD cho các cổ đông.

Nói cách khác, "đứa trẻ" điển hình cho sự gián đoạn ở Thung lũng Silicon dường như đã trưởng thành. Dưới đây là hành trình gập ghềnh Uber đã trải qua để có được lợi nhuận.

Tăng trưởng bằng mọi giá

Uber Technologies được thành lập vào năm 2009, nổi lên trong thời kỳ lãi suất thấp giúp vốn đầu tư mạo hiểm được luân chuyển tự do. Dưới phong cách lãnh đạo có phần thô bạo của đồng sáng lập và Giám đốc điều hành lúc bấy giờ là Travis Kalanick, công ty chi rất nhiều tiền lôi kéo tài xế và khách hàng tham gia ứng dụng dịch vụ ô tô theo yêu cầu. Điều này giúp dịch vụ cho thuê xe trở nên dễ tiếp cận hơn, đi kèm với tính năng mới tiện lợi và riêng tư chỉ trong vài phút.

Emil Michael, giám đốc kinh doanh vào thời điểm đó, cho biết để tạo ra đủ doanh số, công ty đã đảm bảo cho tài xế 500 USD cho 10 chuyến đi đầu tiên và tặng 20 USD đi xe miễn phí cho những khách hàng giới thiệu bạn bè của họ. 

"Nó tiêu tốn rất nhiều tiền. Chúng tôi đã cố gắng giành thị phần và tạo thói quen rằng khách hàng có thể bắt xe trong vòng 10 phút hoặc ít hơn ở bất kỳ thành phố nào", ông nói. 

Uber, từ 'hồ sơ đen' đến ôm mộng tái sinh - Ảnh 1.

Uber được thành lập vào năm 2009 và nổi lên trong thời đại mà lãi suất thấp giúp vốn đầu tư mạo hiểm được luân chuyển tự do. Ảnh: Reuters

Uber cũng chơi trò "mèo vờn chuột" với các nhà quản lý thành phố, né tránh luật pháp địa phương quản lý taxi. Công ty này khiến các quan chức địa phương tức giận và gọi đó là "những trò hề" như trốn tránh chính quyền bằng cách cung cấp phiên bản giả của ứng dụng cho các cơ quan chức năng để ngăn chặn các hoạt động điều tra. 

Uber không bận tâm rằng cách tiếp cận này khiến họ trở thành mục tiêu trả thù, miễn là nó giúp đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ và vị thế của công ty trên thị trường. Đến năm 2016, 7 năm sau khi thành lập, công ty được định giá 69 tỷ USD với 45 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Để so sánh, Lyft - đối thủ của Uber, chỉ có 6,6 triệu người dùng sau 4 năm thành lập.

Ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi, Uber còn bắt đầu hoạt động kinh doanh xe tự lái đầy tham vọng và thâm nhập vào thị trường chia sẻ xe đạp và xe tay ga. Sự kết hợp của một số hoạt động kinh doanh thua lỗ không phải là công thức mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn. Đến năm 2018, công ty đã lỗ tổng cộng 7,87 tỷ USD.

Kỳ lân vấp ngã

Các vấn đề về nhận thức của công chúng về Uber đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của giới chức thành phố. Một loạt các phương tiện truyền thông đưa tin về văn hóa làm việc độc hại, hành vi cá nhân của Kalanick và các cuộc điều tra pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty này đã làm các thành viên hội đồng quản trị và các nhà đầu tư quan ngại sâu sắc cách thức "hiếu chiến" mà vị CEO này gây ra. 

Năm 2017, Kalanick bị sa thải. Cựu Giám đốc điều hành Dara Khosrowshahi của Expedia Group đã được chiêu mộ để đại tu Uber.

Sự lãnh đạo của Khosrowshahi hoàn toàn khác với thời kỳ Kalanick. Ông thể hiện phong thái lãnh đạo ôn hòa hơn và khởi động chiến dịch toàn cầu trị giá 500 triệu USD nhằm khôi phục hình ảnh của công ty.

Uber, từ 'hồ sơ đen' đến ôm mộng tái sinh - Ảnh 2.

Kalanick năm 2014. Ảnh: Bloomberg

Quyết định đưa Nelson Chai làm giám đốc tài chính vào năm 2018 cũng đánh dấu sự thay đổi của Uber theo hướng kỷ luật hơn về chi phí, đưa công ty vào con đường trở thành công ty đại chúng với bảng cân đối kế toán minh bạch.

Sau khi các biện pháp kiểm soát và quy trình cần thiết để vận hành một công ty đại chúng được thiết lập và tuân theo chặt chẽ dưới sự quản lý của ban điều hành mới, Uber đã có thể huy động được 8,1 tỉ USD khi ra mắt lần đầu trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 2019.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn hoài nghi về quỹ đạo tăng trưởng của công ty và ngành công nghiệp gọi xe. Cổ phiếu Uber đã giảm 7,6% trong ngày giao dịch đầu tiên lên sàn, trở thành một trong những đợt  chào bán cổ phiếu tồi tệ nhất nước Mỹ trong bối cảnh thị trường đại chúng hỗn loạn.

Cơ hội đại dịch

Covid-19 là cột mốc quan trọng đối với Uber. Chai cho biết, công ty buộc phải đánh giá lại các ưu tiên đầu tư của mình sau khi hoạt động kinh doanh cốt lõi bị ảnh hưởng. Công ty cũng bán bớt mảng kinh doanh xe đạp và xe tay ga thua lỗ, đồng thời giải tán bộ phận xe tự hành. 20% lực lượng lao động bị sa thải. Uber cũng rời khỏi một số thị trường nước ngoài.

Thay vào đó, Uber mạnh tay đầu tư vào việc giao hàng hóa và thực phẩm, cho phép hãng tận dụng các đợt đóng cửa do đại dịch gây ra. Công ty cũng tiến hành mua lại ứng dụng giao đồ ăn Postmate, công ty giao rượu Drizly và công ty giao hàng tạp hóa Mỹ Latinh Cornershop.

Uber, từ 'hồ sơ đen' đến ôm mộng tái sinh - Ảnh 3.

"Hồ sơ đen Uber" là cuộc điều tra dựa trên 124.000 hồ sơ và liên quan đến hàng chục tổ chức tin tức, tiết lộ cách Uber đã làm trái luật ở nhiều quốc gia, với mục đích sau cùng là trở thành cái tên thống trị thị trường gọi xe công nghệ. Ảnh: Bussiness Insider

Những giao dịch này tại các thị trường mới có nghĩa là Uber tiếp tục lỗ lũy kế trước khi có thể phát triển phân khúc giao hàng trở nên sinh lãi. Nhưng để hạn chế chi phí gia tăng, Uber sau đó đã cắt giảm việc làm tại các công ty bị mua lại và đưa thương hiệu của họ vào ứng dụng chính của mình. Thương vụ đồng nghĩa với việc Uber tiếp tục lỗ lũy kế trước khi có lãi.

Đến năm 2022, bất chấp việc Uber đã lỗ hơn 30 tỷ USD, giới đầu tư vẫn bị thu hút bởi những lợi ích tiềm năng từ quy mô công ty. Uber sau đó cố gắng thu hút nhiều người dùng và tài xế hơn bao giờ hết, đồng thời bắt đầu cắt giảm chi tiêu để lôi kéo người dùng mới, khi các đối thủ khó tìm kiếm được nguồn vốn dầu tư dẫn đến sự cạnh tranh suy giảm.

Những thách thức trong tương lai

Uber và các công ty dịch vụ tạm thời khác tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát pháp lý khi các tài xế yêu cầu được trả lương cáo hơn và phúc lợi tốt hơn. Ngành này đã chi hàng triệu USD năm 2020 để ở California nhằm phân loại tài xế.

Nhưng các tài xế vẫn tiếp tục nêu lên mối lo ngại về mô hình định giá không rõ ràng của Uber.  Theo phân tích dữ liệu dựa trên 500.000 tài xế Uber của Gridwise, một ứng dụng mà các tài xế sử dụng để theo dõi thu nhập, thu nhập hàng tháng của các tài xế và người chuyển phát Uber vào năm 2023 đã giảm 17% so với một năm trước đó. 

Một số nhà phân tích cho rằng Uber đã kiếm được lợi nhuận phần lớn nhờ việc cắt giảm các khoản thanh toán cho tài xế.

Uber khẳng định rằng tổng phần thu nhập từ tài xế ít nhiều vẫn ổn định. Thu nhập trung bình của tài xế đi chung xe ở Mỹ trong quý 4/2023 đã giảm 5,7%, xuống còn 33 USD/giờ so với năm trước đó. Số liệu thu nhập không tính đến thời gian chờ đợi giữa các lần đón khách và các chi phí khác như đổ xăng và bảo dưỡng ô tô.

Uber, từ 'hồ sơ đen' đến ôm mộng tái sinh - Ảnh 4.

Một xe Uber ở Moscow, Nga. Ảnh: Alamy.

Ở những thị trường mà các quy định lao động đã có hiệu lực, Uber và các công ty cùng ngành hầu hết chuyển chi phí sang cho khách hàng. Sau khi Thành phố New York quy định tiêu chuẩn trả lương tối thiểu cho tài xế giao hàng, Uber đã thêm phí chuyển phát nhanh 2 USD cho tất cả các đơn đặt hàng.

Để giảm bớt cú sốc cho người tiêu dùng, công ty đã sửa đổi ứng dụng của mình để chuyển tùy chọn tiền boa sang sau khi thanh toán, dẫn đến việc giảm đáng kể tiền boa cho cánh tài xế. Hãng cũng giới thiệu một hệ thống lập kế hoạch giúp hạn chế số lượng tài xế có thể giao hàng tại thời điểm nhất định để kiểm soát chi phí.

Nhìn chung, khách hàng dường như sẵn sàng trả phí bảo hiểm cho chi phí dịch vụ ngày càng tăng của Uber. Và ngay cả với những rủi ro pháp lý đang diễn ra, sự thống trị của Uber vẫn gây áp lực lên các quan chức trong việc giải quyết công ty. 

"Với sự nghiêm ngặt về chi phí và cách tiếp cận phân bổ vốn cân bằng, chúng tôi đã có vị thế tốt để duy trì lợi nhuận", Giám đốc điều hành Dara Khosrowshahi cho biết trong bài phát biểu. "Kỳ vọng sẽ ngày càng cao hơn".

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement