Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tỷ phú tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng từng khởi nghiệp ra sao, đế chế thương mại điện tử của Jack Ma lao đao

Doanh nhân

21/03/2021 10:58

Những thông tin thú vị xoay quanh các tỷ phú được nhiều người quan tâm tuần qua là chuyện khởi nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng và đế chế thương mại điện tử của Jack Ma.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: "Tôi từng phá sản"

Năm 1987, ông Phạm Nhật Vượng thuộc lớp thanh niên ưu tú dành được học bổng tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất, nhờ thành tích xuất sắc về toán học.

Lúc còn sinh viên, ông Vượng cũng tập đi buôn, nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Một thời gian sau, ông nhập hàng từ Việt Nam sang.

pham-nhat-vuong.jpg
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phá sản.

"Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn, vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Moscow đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD", tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết.

Từ đó, ông Vượng thừa nhận, ông nhạy hơn với thị trường, "ăn đòn" nhiều nên khôn hơn.

Những năm sau đó, ông Vượng đã trải qua rất nhiều thử thách mới thành lập được hãng mỳ Miniva. Tuy nhiên, cũng chỉ mất 1 năm để tỷ phú giàu nhất Việt nam cán mốc doanh số 1 triệu gói mỳ.

Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Từ thành công tại Ukraine, ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới như: Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền, ông còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.

Bill Gates chỉ trích cộng đồng đào Bitcoin

Theo Entrepreneur, sự bùng nổ của Bitcoin từ năm 2020 đến nay đã khiến nhiều người bị lóa mắt bởi lợi nhuận tiềm năng, bỏ qua những mặt tiêu cực của đồng tiền này. Trong cuộc trò chuyện với báo chí, Bill Gates cho rằng Bitcoin đang gây hại cho môi trường sống.

“Bitcoin sử dụng nhiều điện hơn bất kỳ phương pháp giao dịch nào khác mà con người từng biết đến”, Gates phát biểu trên New York Times. Đồng thời, Bill Gates nói thêm rằng nếu tiền mã hóa này được tạo ra từ các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, ông sẽ thay đổi suy nghĩ về nó.

bill-gates.jpg
Bill Gates cho rằng Bitcoin gây hại cho môi trường. Ảnh: Getty Images

"Nếu đó là năng lượng tái tạo và Bitcoin không bị lạm dụng vào những mục đích khác thì tốt thôi", Gates nói.

Nhà sáng lập Microsoft là một trong những người thúc đẩy chương trình nghị sự về khí hậu. Trong cuộc trò chuyện trên mạng xã hội Clubhouse, ông tiết lộ kế hoạch tạo ra một công cụ tài chính kỹ thuật số "thân thiện với môi trường" hơn.

Trung Quốc thẳng tay loại bỏ trình duyệt web nổi tiếng của Alibaba

Một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố muốn kiểm soát chặt hơn các công ty công nghệ lớn của nước này, sản phẩm tiếp theo của Alibaba đã gặp rắc rối.

Trình duyệt UC Browser, do công ty con của Alibaba UCWeb phát triển, đã bị xóa khỏi hàng loạt kho ứng dụng lớn tại Trung Quốc, bao gồm cả Play Store và kho trên smartphone Huawei, Xiaomi.

Tuy nhiên, một số người dùng smartphone Samsung cho biết họ vẫn tìm thấy trình duyệt này ở kho ứng dụng của hãng. UC Browser cũng chưa bị xóa khỏi App Store trên iOS.

jack-ma.jpg
UC Browser bị xóa chỉ một ngày sau khi chính quyền Trung Quốc yêu cầu Alibaba thoái vốn khỏi các nền tảng mạng xã hội, báo chí. Ảnh: Reuters

Theo Financial Times, bị xóa khỏi kho ứng dụng là hình thức trừng phạt quen thuộc đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. UC Browser bị xóa chỉ một ngày sau khi chính quyền Trung Quốc yêu cầu Alibaba rút vốn khỏi các tờ báo, bao gồm South China Morning Post, và mạng xã hội vì lo ngại ảnh hưởng của tập đoàn công nghệ khổng lồ này.

Nguồn tin của WSJ cho biết, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Alibaba thoái vốn khỏi một số tài sản truyền thông. Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi, Alibaba sở hữu nhiều tài sản truyền thông gồm báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội và công ty quảng cáo.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement