Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tỷ phú Masayoshi Son chật vật tìm lối thoát sau cú lừa WeWork 47 tỷ USD

Vĩ mô

18/11/2019 09:03

Tỷ phú Masayoshi Son đang có tham vọng mở rộng bằng cách triển khai 1 Vision Fund thứ hai, nhưng sự cố WeWork làm dấy lên rất nhiều hoài nghi về ông.

Cú lừa WeWork

TheoBloomberg, đến nay SoftBank mới huy động được khoảng2 tỷ USDcho quỹ Vision Fund thứ hai, vẫn còn cách rất xa mục tiêu108 tỷ USD. Nguồn tin nội bộ tiết lộ đây mới là đợt huy động vốn đầu tiên và SoftBank sẽ tiếp tục kêu gọi vốn trong thời gian tới.

Hồi tháng 7, SoftBank tuyên bố quỹ Vision Fund thứ hai có thể lớn hơn quỹ đầu tiên. Quỹ Vision Fund 1 của tỷ phúMasayoshi Son huy động được gần100 tỷ USDvào năm 2017 với Saudi Arabia là nhà đầu tư lớn nhất.

Lần này, SoftBank cho biết sẽ bơm38 tỷ USDvào quỹ Vision Fund thứ hai.

Cho đến nay, vẫn rchưa õ các nhà đầu tư bên ngoài rót tiền vào quỹ Vision Fund 2 hay không. Quỹ Đầu tư Công Saudi Arabia góp45 tỷ USDvào Vision Fund 1 trong khi Mubadala Investment Co của Abu Dhabi (UAE) bơm15 tỷ USD.

Đến nay, cả hai cơ quan này đều tỏ ra không mặn mà với việc đầu tư vào Vision Fund 2. Đại diện SoftBank cho biết vẫn đang đàm phán với phía Saudi Arabia.

1000x1
SoftBank sẽ nắm quyền kiểm soát tại quỹ Vision Fund 2. Ảnh:Bloomberg.

SoftBank cũng dự kiến kêu gọi vốn từ Apple, Microsoft, Foxconn Technology và quỹ tài sản của Kazakhstan.

Vision Fund 2 đã thực hiện ít nhất một khoản đầu tư. Quỹ này tham gia vào vòng gọi vốn của dịch vụ niêm yết tài sản trực tuyến Beike Zhaofang. Công ty Trung Quốc huy động được800 triệu USDtừ các nhà đầu tư hồi tháng 3.

WeWork vàUberlà hai trong số các khoản đầu tư lớn nhất của SoftBank và Vision Fund 1 và cả hai kinh doanh rất tệ hại trong năm nay. WeWork đã buộc phải hủy bỏ kế hoạch IPO. Từ mức định giá47 tỷ USD, WeWork giờ chỉ còn được định giá dưới5 tỷ USD.

Ước tính SoftBank lỗ4,7 tỷ USDvì đầu tư vào WeWork. "Nhận định của tôi có vấn đề. Đó là điều khiến tôi phải suy ngẫm", nhà sáng lập SoftBank Masayoshi Son thừa nhận

Tương lai đen tối của Softbank

Tỷ phú Masayoshi Son vẫn được biết đến là một người lập dị với những dự đoán đầy kịch tính về câu chuyện công nghệ sẽ khiến thế giới thay đổi như nào. Ông luôn khẳng định công ty của mình sẽ tồn tại được trong khoảng thời gian lên tới 300 năm.

Nhưng SoftBank chẳng phải là "của hiếm" để có thể trở thành điều đặc biệt. Sau khi mở rộng như vũ bão, hiện SoftBank là công ty phi tài chính nợ nhiều thứ 5 trên thế giới, với tổng nợ lên tới 166 tỷ USD (sau khi khấu trừ tiền mặt thì con số nợ ròng là 129 tỷ USD). Chủ nợ của SoftBank là các ngân hàng, các nhà đầu tư trên khắp thế giới và cả các hộ gia đình Nhật Bản.

SoftBank kiểm soát nhiều công ty quan trọng, trong đó có nhà mạng Sprint của Mỹ và cả nhà sản xuất chip Arm của Anh. Saudi Arabia đã đầu tư rất nhiều tiền vào Vision Fund – quỹ đầu tư 100 tỷ USD giúp Son thực hiện tham vọng biến đổi thế giới bằng cách thâu tóm cổ phần tại một loạt các kỳ lân công nghệ như WeWork và Uber.

20191109wbp501-15732723017191650101479-crop-1573272314908681782206

Sau sự thất bại ở WeWork, đế chế của Masayoshi Son cần phải suy nghĩ lại thật kỹ về tương lai của mình.

Rất khó để hiểu tường tận về SoftBank bởi vì tập đoàn này quá phức tạp và những lời giải thích của Son về mục tiêu của SoftBank luôn luôn thay đổi. Khi được thành lập năm 1981, SoftBank là 1 công ty phân phối phần mềm. Năm 2000, Son đầu tư vào Alibaba và hiện vẫn sở hữu 24% cổ phần tại đây. Từ năm 2006 đến 2015, SoftBank chuyển mình thành 1 công ty viễn thông, đầu tiên là mua chi nhánh của Vodafone ở Nhật Bản và sau đó là Sprint.

Trong giai đoạn gần đây nhất bắt đầu từ 2016, khi Son chuyển hướng một lần nữa, SoftBank tập trung đầu tư vào các startup công nghệ thời thượng và tạo ra Vision Fund – quỹ đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ. Vision Fund huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài nhưng được điều hành bởi SoftBank và có rất nhiều giao dịch với tập đoàn.

Cấu trúc này có thể là một sai lầm chết người. SoftBank là 1 tập đoàn hay là 1 công ty đầu tư mạo hiểm? Son hành động dựa trên lợi ích của các cổ đông SoftBank hay các nhà đầu tư của Vision Fund? Các chuyên gia phân tích thường không thể tìm được một lối suy nghĩ nhất quán khi đánh giá SoftBank dù những người lạc quan nhất ví nó như là Berkshire Hathaway của giới công nghệ.

Trong 5 năm qua, tổng cộng SoftBank đã "đốt" 2 tỷ USD tiền mặt dù có mức lợi nhuận vượt trội 43 tỷ USD.

Cách đơn giản nhất để nhìn nhận SoftBank là hình ảnh 1 công ty holding ngập trong nợ đang sở hữu một rổ tài sản với chất lượng khác nhau và cũng đang nợ nần. Đó là Arm và cổ phần ở Alibaba, quỹ Vision Fund, Sprint và 1 công ty viễn thông Nhật Bản.

Trong tình cảnh hiện nay, con đường đúng đắn nhất dành cho SoftBank là thắt lưng buộc bụng. Điều đó có nghĩa là bán bớt tài sản, giảm thua lỗ tại các công ty công nghệ mà Vision Fund đang nắm cổ phần và Son có thể sẽ phải nhượng lại quyền kiểm soát tại nhiều công ty.

Tầm nhìn của Son về SoftBank là 1 người đàn ông chịu phần lớn trách nhiệm về hàng trăm tỷ USD sẽ không khuất phục trước bất kỳ trở ngại nào. Nếu bạn vẫn hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách tiếp cận đó, có lẽ bạn cần phải tỏ ra ngu ngốc một chút, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement