17/08/2023 12:27
Tương lai nào cho các khu chợ truyền thống ở Singapore?
Xu hướng và sở thích của người tiêu dùng đã thay đổi do ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn như siêu thị và nhà bán lẻ trực tuyến. Các khu chợ truyền thống đang dần trở nên ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, tại sao những địa điểm này vẫn rất thu hút người dân địa phương và Singapore có thể mất gì nếu chúng biến mất?
Những trải nghiệm mà siêu thị không thể nào có
Không giống như nhiều bạn bè của cô, Xienny không dành ngày cuối tuần để ngủ nướng. Cô thức dậy và ra khỏi cửa trước 7 giờ sáng, đến khu phố Tiong Bahru gần đó để thực hiện công việc yêu thích nhất vào cuối tuần của mình, nơi cô là gương mặt quen thuộc với những người bán hàng và chủ gian hàng.
Họ kể cho cô nghe những câu chuyện về quá khứ, dạy cô về trái cây và rau quả từ các quốc gia khác nhau và thỉnh thoảng cung cấp cho cô những mẫu thử miễn phí để nhận lại phản hồi.
"Có chú này gian hàng chỉ bán nghêu thôi. Nhưng nếu bạn đến Tiong Bahru, bạn chắc chắn phải gặp chú ấy. Chú ấy sẽ kể cho bạn nghe rằng cách đây mười mấy năm, tất cả những con nghêu đó rẻ hơn bây giờ nhiều. Sau đó, câu chuyện sẽ được tham gia bởi những người bán hàng khác về tất cả những gì họ biết. Tôi đã học được rất nhiều điều từ những người bán hàng. Họ sẽ cho tôi biết cách chọn rau đúng cách, cách chọn dưa chuột đẹp, điểm khác biệt của nó là gì hay nó đến từ đâu", Xienny hào hứng chia sẻ.
Xienny tin rằng nhiều người "không đánh giá cao" những tương tác như vậy mà cô ấy thích và không thể có được khi đi siêu thị, và họ có nhận thức rằng "đi chợ đồ tươi sống rất giống những bà cô lớn tuổi". Cô ấy cũng nhận thấy hầu như không có nhiều khách hàng nào ở độ tuổi của cô ấy tại các khu chợ truyền thống.
Chợ truyền thống dần bị thu hẹp, ít khách hàng trẻ
Tháng trước, một số chủ gian hàng tại Trung tâm Tekka, nơi có một trong những khu chợ tươi sống lớn nhất ở Singapore đã quyết định ngừng hoạt động khi khu phức hợp tạm thời đóng cửa vào ngày 3/7 để cải tạo trong ba tháng. Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến 284 quầy hàng trong chợ và 119 người bán hàng rong.
Người phát ngôn của Cơ quan môi trường quốc gia (NEA) nói rằng chỉ có sáu chủ gian hàng từ Trung tâm Tekka đã tạm thời chuyển đến các trung tâm và chợ bán hàng rong khác, bao gồm Toa Payoh, Geylang Bahru và Chinatown. NEA cho biết họ sẽ miễn giảm tiền thuê quầy hàng trong thời gian ba tháng đóng cửa và sẽ không có bất kỳ sự gia tăng nào về giá thuê gian hàng cho việc cải tạo.
39% số người được hỏi cho biết họ đã không đến các chợ tươi sống trong năm qua. Trong cuộc khảo sát tương tự vào năm 2016 và 2014, con số tương ứng lần lượt là 33% và 23%.
Các khu chợ truyền thống đang dần trở nên ít phổ biến hơn khi xu hướng và sở thích của người tiêu dùng đã thay đổi do nhân khẩu học và ngày càng nhiều các lựa chọn thay thế khác chẳng hạn như siêu thị và nhà bán lẻ trực tuyến, khách hàng có thể mua sắm online tất cả mọi thứ.
Trợ lý Giáo sư Charlene Chen, một nhà tâm lý học xã hội và người tiêu dùng từ Đại học Công nghệ Nanyang, chỉ ra rằng các khu chợ truyền thống "vẫn rất bận rộn" vì có một phân khúc mà họ phục vụ, chẳng hạn như thế hệ lớn tuổi và người giúp việc gia đình. Nhưng theo quan sát, chợ không có sự xuất hiện của thế hệ trẻ, giới trẻ không quan tâm đến việc mua đồ tươi sống hằng ngày, họ có thể mua trữ cả tuần chỉ với một lần đi siêu thị.
Ông Johari nói thêm rằng các con ông "không thích" công việc kinh doanh của ông, nhưng ông chưa bao giờ khó chịu về quyết định của chúng. Người đàn ông 69 tuổi bắt đầu giúp việc tại một khu chợ này khi mới 12 tuổi vì đó là niềm đam mê của ông, cho biết không có gì đảm bảo rằng công việc kinh doanh sẽ tiếp tục thành công chỉ vì nó được điều hành bởi gia đình.
Lim Chun Liang, 72 tuổi, lo sợ rằng các khu chợ truyền thống có thể biến mất. Chủ gian hàng thế hệ thứ hai, người đã bán thịt lợn tại chợ Ghim Moh từ năm 1977, đã có ít khách hàng hơn trong những năm qua.
Những người bán hàng trong chợ cho biết rằng mặc dù sở thích dành cho các siêu thị "không thể tránh khỏi", nhưng họ vẫn hy vọng chính phủ sẽ bảo tồn các khu chợ tươi sống, không để nét văn hóa này mai một. Ông Lim lạc quan rằng những người trẻ tuổi sẽ quay lại chợ truyền thống khi họ già đi để mua những thực phẩm tươi sống vào mỗi ngày.
"Những người ở độ tuổi 40-50 đến chợ truyền thống thường xuyên vào mỗi ngày. Bạn hiếm khi thấy những người ở độ tuổi 20,30, nhưng khi con cái họ lớn lên, chúng sẽ nghĩ đến việc quay trở lại chợ tươi ở độ tuổi như ba mẹ mình. Họ sẽ nhớ những gì họ đã trải qua trong thời thơ ấu, nơi cha mẹ họ mua thức ăn từ các khu chợ tươi sống và quay trở lại để làm điều tương tự cho gia đình họ. Vì vậy, không phải là những người trẻ tuổi không muốn mua sắm ở các khu chợ truyền thống. Chỉ là thời điểm của họ chưa đến mà thôi", ông Lim nói.
Tiếp quản truyền thống gia đình hay không?
Điều hành công việc làm ăn của gia đình là một vấn đề khác. Ông Lim không có ý định chuyển gian hàng của mình cho ba cô con gái vì họ không tỏ ý muốn tiếp quản. Cách duy nhất để công việc kinh doanh có thể tiếp tục bán nó cho một người nào đó bên ngoài gia đình.
Gian hàng của Lim nằm giữa hai gian hàng của hai người em trai, cà ba người họ đều bán thịt lợn. Cũng như ông, họ không có kế hoạch để con cái tiếp tục công việc kinh doanh. "Hơn 10 năm nữa, văn hóa chợ truyền thống này sẽ chết. Bạn không thể tìm được những người trẻ hơn để tiếp quản," ông Lim nói.
Tuy vậy, Delonix Tan, người đã phụ giúp công việc bán hàng của ba mẹ mình ở chợ Kim Keat Palm, Toa Payoh trong khoảng sáu năm vẫn không hề nao núng. Trên tài khoản TikTok, Instagram và Facebook, Tan thường kể những chi tiết về cuộc sống của một chủ quầy hàng ở chợ tươi sống.
Việc này đã thu hút được một số cộng đồng mạng và gia tăng đáng kể một số lượng khách hàng so với lối bán buôn truyền thống của ba mẹ mình. Tuy khá ảnh hưởng đến ba mẹ Tan, những người thấy việc tạo nội dung trên mạng xã hội là "rất rắc rối" và "không thích gây sự chú ý".
Tan cũng nhận thấy có ít khách hàng hơn, đặc biệt là khi những người thuộc thế hệ cũ qua đời trong những năm qua. Do đó, gian hàng chỉ mở bốn ngày một tuần, chẳng có ích gì khi mở nhiều ngày như vậy khi khách hàng không có ở đó.
Người chủ quầy hàng trẻ tuổi gợi ý rằng những lý do mà những người ở độ tuổi của anh ta không đến chợ tươi sống vì họ có thể có nhiều lựa chọn hơn so với những người lớn tuổi. Thanh niên sẽ thường xuyên mua sắm ở nơi mà họ cảm thấy thoải mái hơn như siêu thị hay trung tâm thương mại.
Sạch sẽ, tiện lợi, thoải mái
Ngay cả những khách hàng thường xuyên cũng hiểu những định kiến về chợ truyền thóng có thể ngăn cản những người khác như thế nào.
Xienny đã đến thăm trung tâm Tekka trước khi nó đóng cửa để cải tạo và nhớ lại rằng nó "không được vệ sinh cho lắm, khá bẩn và rất hôi", đặc biệt là xung quanh khu vực hải sản. Và khi cô đến thăm một khu chợ ở Toa Payoh, vẻ ngoài tồi tàn của nó không khiến cô muốn ở lại lâu.
Nhưng cô nhấn mạnh rằng nơi cô thường lui tới - Chợ Tiong Bahru là điểm trung gian lý tưởng giữa chợ truyền thống và siêu thị. Đó là một ví dụ điển hình về cách cải thiện môi trường buôn bán, đồng thời chỉ ra sự lựa chọn rộng lớn của sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới.
Bà Siti, người có bạn bè cũng mua sắm ở chợ truyền thống đồng ý rằng bà hiếm khi gặp những khách hàng trẻ tuổi. Cô con gái 20 tuổi của cô ấy nói với cô ấy rằng cô ấy đi siêu thị vì có máy lạnh và nhiều loại hàng hóa hơn. Thức ăn được đóng gói sẵn, vì vậy chúng trông sạch sẽ hơn.
Tan, người đã nhận được nhiều bình luận tích cực cho các bài đăng trên mạng xã hội về gian hàng cá viên của cha mẹ mình, nói thêm rằng nhiều người có thói quen mua sắm trực tuyến mặc dù họ ủng hộ việc bảo tồn chợ truyền thống.
Khi bạn đã quen mua sắm trực tuyến thì sẽ thấy nó rất tiện lợi. Bạn thậm chí không cần phải đi đi đâu ra đuòng. Chỉ cần nằm trên giường của bạn, nhấn một vài nút, tất cả hàng hóa sẽ được giao ngay lập tức, và thực phẩm ở chợ thì thường chỉ tươi sống vào buổi sáng sớm.
Cộng đồng và con người trở thành một phần bản sắc
Câu hỏi đặt ra là liệu thế hệ trẻ có coi các khu chợ ẩm ướt là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của Singapore hay không.
Tác giả sách dạy nấu ăn, Chia mô tả việc đi dạo trong chợ truyền thống là "một trải nghiệm cảm giác. Bạn có thể nghe thấy tất cả mọi âm thanh, từ tiếng người bán người mua trả giá đến việc ngửi thấy mùi đậu phụ hoặc thậm chí là mùi cá không mấy dễ chịu. Đó thực sự là một trải nghiệm đáng giá của người Singapore," cô nói.
Trong bối cảnh Singapore là một quốc gia rất hiện đại hóa mọi thứ, nơi tất cả giao dịch đều được xử lý rất nhanh chóng thì các khu chợ truyền thống thực sự là không gian để sống chậm lại.
Khi Chia lần đầu tiên bắt đầu viết cuốn sách dạy nấu ăn của mình, chợ ẩtruyền chỉ là nơi để lấy nguyên liệu. Nhưng càng đến thăm, cô ấy càng cảm động bởi mối quan hệ thực sự mà cô đã phát triển với những người người bán hàng nơi đây.
"Có những hôm khi không mang đủ tiền mặt, các chủ sạp sẵn sàng cho tôi trả lại vào hôm khác, việc đó hoàn toàn đơn giản đối với họ. Nó khiến tôi cảm thấy mối quan hệ này là một điều gì đó rất quý giá, đó là tinh thần kampung", Chia nhớ lại.
Xây dựng những mối quan hệ này cũng cho phép Chia tận dụng tối đa cho việc mua sắm nguyên liệu nấu nướng của mình. Chẳng hạn, cô ấy yêu cầu gia vị được pha trộn đặc biệt cho món cà ri mà cô ấy muốn nấu hoặc một miếng thịt lợn nào đó sẽ rất hợp với bánh mì kẹp thịt, tất cả đều được làm theo ý thích cá nhân. Thỉnh thoảng cô ấy có thể nhận được một vài nhánh sả hoặc một quả ớt miễn phí kèm theo.
Cô nghĩ rằng nhiều người trẻ không nấu ăn, vì vậy họ không thấy chợ tươi sống có thể "làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn theo nhiều cách" hay có thể phân biệt được độ tươi của nguyên liệu mà không cần phải biết quá nhiều. Những người bán hàng sẵn sàng chỉ cho chúng ta đâu là thực phẩm tươi ngon nhất.
Theo bà nội trợ Siti, mối liên kết này không có trong các siêu thị. Chồng và con trai 25 tuổi của cô cũng rất thích đi chợ tươi. Khi họ bước vào một khu chợ tươi sống, người chồng thân thiện của cô "biến mất trong tích tắc" để tiếp xúc với những người bán cá. Anh ấy không bao giờ dễ bị kích động trong siêu thị, nơi anh ấy chỉ đơn giản là đi theo.
Đồng tình với quan điểm tương tự, ông Johari, người bán thịt ở Trung tâm Tekka, cảm thấy khó khăn trong việc thúc đẩy mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng tại các siêu thị nơi ông từng làm việc. "Khi bạn có nhiều khách hàng đang xếp hàng chờ đợi, bạn không thể tán gẫu được. Công việc phải làm chỉ là đóng gói, định giá các mặt hàng và nói lời tạm biệt", ông nói.
(Nguồn: CNA)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp