Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Từ nay đến năm 2021, TP.HCM sẽ cắt giảm hơn 2.000 biên chế mỗi năm

Vĩ mô

11/03/2018 12:11

Biên chế công chức năm 2018 là 11.210 người, đến năm 2019 còn 10.950 người. Từ 2019-2021, mỗi năm TP.HCM giảm 260 người.

Sở Nội vụ TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM báo cáo thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bổ sung lộ trình tinh giản biên chế của TP.HCM.

Theo đó, từ nay đến năm 2021, TPHCM sẽ giảm từ 1,5-2% biên chế công chức và số lượng người làm việc được giao. Trong đó, biên chế công chức năm 2018 dự kiến là 11.210 người, đến năm 2019 còn 10.950 người, giảm 693 người. Từ 2019-2021, mỗi năm TP.HCM giảm 260 người. Đến năm 2021 biên chế công chức dự kiến chỉ còn 10.430 người.

Đối với khối sự nghiệp, TP.HCM sẽ đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp để giảm số lượng người làm việc cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về giáo dục, y tế cho người dân.

Căn cứ số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp được Trung ương giao, UBND TP.HCM sẽ trình Hội đồng nhân dân TP.HCM giảm 1,5% số người. Theo đó, năm 2018 số lượng là 119.976 người, đến năm 2021 giảm còn 114.576 người. Bình quân mỗi năm TP.HCM sẽ giảm 1.800 người.

TP.HCM sẽ cắt giảm 2.000 biên chế mỗi năm.
TP.HCM sẽ cắt giảm 2.000 biên chế mỗi năm.

TP.HCM cũng sẽ sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực. Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.

TP.HCM cũng sẽ thực hiện đánh giá, phân loại viên chức hàng năm để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm chỉ tiêu về số lãnh đạo cấp phó. Việc sắp xếp lại, số cấp phó ở các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không bổ sung. 

Tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, đơn vị phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại cấp phó. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Tờ trình của Sở Nội vụ cũng yêu cầu rà roát, sắp xếp, cơ cấu lại và tinh giản biên chế đối với các chức danh kế toán, y tế học đường tại các trường mầm non, phổ thông và các chức danh lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước đó, hồi cuối tháng 2 Sở Tài chính đã trình UBND TP.HCM đề án thí điểm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do TP.HCM quản lý. 

Theo tính toán của Sở Tài chính TP.HCM, với số lượng cán bộ, công chức thực tế thuộc đối tượng thụ hưởng chế độ chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù của TP.HCM dự kiến nhu cầu kinh phí để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức năm 2018 là hơn 2.340 tỷ đồng. 

Hiện tại, TP.HCM có 11.645 công chức, viên chức là 122.157 người và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn khoảng 6.440 người.

Mức chi trả thu nhập tăng thêm với hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị trong giai đoạn 2018-2020 được trả theo lộ trình. Cụ thể, năm 2018 tối đa là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Năm 2019 tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Năm 2020 tối đa là 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement