Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TS Trần Đình Thiên: '93 triệu người dân phải 'nuôi' 2,8 triệu công chức'

Vĩ mô

16/11/2017 06:39

Dân số Việt Nam 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) là khoảng 7,5 triệu người"

Đây là con số mà TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" vừa diễn ra hôm qua (15/11) tại Hà Nội.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng.

Lãnh đạo Sở phải dự 2.000 cuộc họp trong 7 tháng

Với việc đưa ra con số nói trên, TS Thiên còn đưa ra bức tranh về bộ máy hành chính cồng kềnh, căn bệnh nan y của nền quản lý hiện nay là họp... họp và họp. Ông Thiên nói: Vì sao bộ máy chúng ta cồng kềnh, cơ chế "họp", cần nhiều lãnh đạo để đi họp. Thực trang họp lu bù là phổ biến và là “bệnh nan y”.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dẫn chứng: Tại TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư, với 4 người trong ban Giám đốc, lãnh đạo Sở trong 7 tháng đầu năm 2017, phải dự hơn... 2.000 cuộc “họp”. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: từ đầu năm đến T8/2017: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của Sở phải dự hơn 1.500 cuộc họp.

Một phường ở quận 1: UBND phường có 3 lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp 2 cuộc/ngày, có ngày cả 3 lãnh đạo cùng đi họp ở quận. “Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình”, ông Thiên nói.

Vì sao họp nhiều? “Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành”. Họp nhiều gắn với cơ chế ra quyết định và chịu trách nhiệm không gắn với trách nhiệm cá nhân.

Ông Thiên cho rằng: Bộ máy của chúng ta tồn tại thực trạng: Thừa người nhưng không rõ chức năng, thiếu quyền, ít chịu trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam lắm cấp phó, Việt Nam bàn nhiều về “ghế”, về biên chế, mà ít bàn về cơ chế, chức năng bộ máy – yếu tố quyết định cơ cấu nhân sự.

“Mỗi bộ ở Việt Nam có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối”. Ở các nước phát triển, bộ chỉ có một, thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru. Vấn đề là ở thể chế vận hành", ông Thiên nêu.

Vì sao 5 - 7 Thứ trưởng vẫn "đầu tắt mặt tối"

TS Thiên phân tích điểm khác biệt của Việt Nam và các nước, là các bộ của họ không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ chế “bộ chủ quản” ở Việt Nam còn nặng, cán bộ thích “chủ quản” hơn là xây dựng thể chế.

Thứ 2, thủ trưởng mỗi cấp có quyền, có trách nhiệm rõ ràng, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định. Còn ở ta, ai cũng kêu không có thực quyền, thiếu thể chế giao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng, do đó phổ biến tình trạng cấp dưới “hất lên trên”. Thủ trưởng không kham nổi nên phải có nhiều cấp phó “đỡ hộ”.

Thứ 3 là phân công trong lãnh đạo bộ ở Việt Nam thường chia cắt, lập một số Tổng cục, Cục, Vụ, do một cấp phó đứng đầu, không phân công theo lĩnh vực quản lý nhà nước làm cho bộ máy càng cồng kềnh và kém hiệu quả.

Bốn, cách “làm việc tập thể”, quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên nhiều ban bệ rắc rối, họp hành triền miên. Mà đã họp là theo “cấp”, cán bộ đi họp phải đúng “đẳng cấp”.

Viện trưởng Viện Kinh tế nêu con số: Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ NSNN là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số.

NGUYỄN TUYỀN (Dân Trí)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement