28/06/2019 07:31
Trước G20, lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào siêu máy tínhTrung Quốc
Cuộc tấn công mới nhất của chính quyền Trump vào Trung Quốc nhằm vào những tiến bộ vượt bậc trong siêu điện toán.
Chiến dịch này được đưa ra nhằm ngăn chặn sự lên ngôi của Trung Quốc và không chỉ dừng lại ở những biện pháp trừng phạt đế chế công nghệ Huawei.
Được biết, Mỹ còn nhằm vào một bộ phận hãng công nghệ khác từ Trung Quốc – biểu tượng cho nỗ lực xây những chiếc máy tính ngày một nhanh hơn của quốc gia này.
Những cỗ máy này có khả năng xử lý các phép tính trên một quy mô không tưởng, cũng như có khả năng hỗ trợ những lĩnh vực trọng yếu, từ dữ liệu lớn (data-crunching) cho tới trí tuệ nhân tạo (AI).
Chỉ vài ngày trước một hội nghị quan trọng giữa tổng thống Donald Trump và nhà Lãnh Đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Mỹ đã cấm thêm 5 công ty Trung Quốc (ngoài Huawei) mua công nghệ của mình.
Trừng phạt mới nhất của Trump với Trung Quốc nhắm vào siêu máy tính |
Lý giải cho hành động này, chính quyền Mỹ bày tỏ mối quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia, khi đa số máy tính của những hàng công nghệ này được sử dụng cho các mục đích quân sự hoặc hợp tác với quân đội Trung Quốc.
Đồng thời, Mỹ cũng đang tạo áp lực lên những nỗ lực trong lĩnh vực tính toán hiệu năng cao Trung Quốc – nơi đã cho ra đời những cỗ máy nhanh nhất thế giới.
“Sự chậm lại trong phát triển trong tính toán hiệu năng cao (HPC – High-performance computing), về cả mặt kinh doanh lẫn công nghệ của Trung Quốc là tất yếu. Tuy nhiên, những quốc gia khác sẽ tận dụng thời cơ này để vươn lên, miễn là họ không nằm trong tầm ngắm của Mỹ,” Charlie Dai, một nhà phân tích chủ chốt của Forrester Research phát biểu.
Một trong 5 công ty bị liệt vào danh sách đen là Sugon, một công ty dẫn đầu về thương mại siêu máy tính, với sự hậu thuẫn của chính phủ.
Song, đây chỉ là một trong số vô vàn dự án về siêu máy tính được đầu tư bởi Trung Hoa, dẫn đến quốc gia này đang dần lật ngược thế cờ trong lĩnh vực vốn luôn được dẫn đầu bởi Mỹ. Trong khi đó, ở Mỹ, thị trường này lại đang gặp khó khăn, và Cray – một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực, đã báo cáo thua lỗ và bị mua lại bởi Hewlett-Packard.
“Có rất nhiều mối lo về dự định của Trung Quốc với siêu máy tính, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự,” Paul Triolo, giám đốc chính sách công nghệ toàn cầu tại Eurasia Group chia sẻ.
Một công ty khác trong danh sách đen là Higon, một công ty con của Sugon, với thỏa thuận liên doanh với nhà làm chip Mỹ – Advanced Micro Device.
Tận dụng sự liên doanh đó, Công ty Đầu tư Công nghệ tiên tiến Tianjin Haiguang đã cấp phép sử dụng công nghệ vi xử lý cho Higon tại thị trường Trung quốc.
Trong một buổi hội thảo gần đây tại Đài Loan, Lisa Su – CEO của AMD, đã khẳng định công ty sẽ ngừng cấp phép sử dụng công nghệ cho các khách hàng Trung Quốc, tuân thủ lệnh cấm mới của chính phủ Mỹ.
Higon lại là đồng sở hữu 2 công ty khác trong danh sách đen: Công ty mạch tích hợp Chengdu Haiguang và Công ty công nghệ vi điện tử Chengdu Haiguang.
Cuối cùng trong danh sách là Viện Công nghệ Máy Tính Wuxi Jiangnan, thuộc sở hữu của Viện Nghiên cứu số 56, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa, với nhiệm vụ chủ chốt là “hỗ trợ hiện đại hóa quân sự” nước này.
Trong đó, Sugon thẳng thắn thừa nhận mối quan hệ hợp tác với chính phủ, cũng như hi vọng sẽ “xây dựng dịch vụ dữ liệu đám mây cho hàng trăm thành phố và tỉnh thành, nhằm phổ biến các ứng dụng và dịch vụ thông minh cho chính phủ, nền công nghiệp, và nhân dân.”
Trước quan điểm này của Sugon, Mỹ đã phản hồi rằng, hãng “có liên quan tới những hoạt động nguy hại tới an ninh quốc gia, cũng như quan điểm về đường lối đối ngoại của Mỹ.”
“Sugon nhỏ, nhưng lại mang tính biểu tượng lớn,” Triolo phát biểu. “So với Huawei, ta có thể thấy rõ ràng mối quan ngại về an nình quốc gia trong Sugon.”
Trừng phạt Sugon sẽ cản trở, nhưng không giết chết nỗ lực của Trung Quốc trong siêu máy tính. Mặc dù công ty này và những công ty con của nó có thể đang dẫn đầu, Trung Quốc vẫn hoàn toàn có thể bắt đầu lại. Hy vọng của Trung Quốc có thể là Inspur, một nhà cung cấp dịch vụ máy tính và đám mây với liên kết với chính phủ, hay rất nhiều những dự án khác được đầu tư bởi các viện nghiên cứu lớn. Một trong số đó là hệ sinh thái nâng cao mô phỏng Trái Đất – một dự án của đại học Thanh Hoa, với tốc độ xử lý lên tới 100 TFLOP mỗi giây.
Nếu như “những nhà làm chip của Mỹ ngừng cung cấp một trong những thành phần chính của công nghệ siêu máy tính của Sugon, ảnh hưởng lên công ty này trong thị trường sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề,” Dai phát biểu.
Theo Bloomberg
Advertisement