Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung tâm hạt nhân Yongbyon, "át chủ bài" của Kim Jong-un tại thượng đỉnh Mỹ - Triều

Phân tích

25/02/2019 09:13

Trung tâm hạt nhân Yongbyon, chiếc nôi của quyền lực quân sự và là niềm tự hào quốc gia, đang trở thành một lá bài quan trọng trong các cuộc đàm phán của Triều Tiên với Mỹ.

Yongbyon là "át chủ bài" để Bình Nhưỡng hy vọng nhận được những nhượng bộ lớn từ Washington trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/2. 

Trung tâm hạt nhân Yongbyon,

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 22/2, khu phức hợp Yongbyon - nằm cách Bình Nhưỡng khoảng 90km về phía Đông - là một phần quan trọng trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2018, Kim Jong-un đã đề xuất đóng cửa trung tâm hạt nhân này nếu Washington đưa ra “những biện pháp tương xứng”, có thể gồm cả việc giảm nhẹ cấm vận và đảm bảo an toàn cho chế độ Bình Nhưỡng. 

Khu Yongbyon được khánh thành trong thập niên 1960, khi Triều Tiên xây dựng một trung tâm nghiên cứu nguyên tử nhờ sự trợ giúp công nghệ từ Liên bang Xô Viết. Từ đó, khu Yongbyon đã phát triển thành một quần thể nguyên tử có khoảng 390 tòa nhà.

Khu vực này được trang bị rất nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho mọi giai đoạn phát triển hạt nhân, trong đó có cả những cơ sở sản xuất plutoni và urani được làm giàu, một phòng thí nghiệm hóa bức xạ, một nhà máy sản xuất chất đốt nguyên tử, nhiều kho chứa chất thải hạt nhân và nhiều khu thử chất nổ. Hai lò phản ứng đang hoạt động là trọng tâm của dự án nguyên tử của Yongbyon.

Lò thứ nhất là lò phản ứng nghiên cứu có công suất 2 MW, được gọi là IRT-2000. Lò này đi vào hoạt động từ năm 1965, khoảng 2 năm sau khi được xây dựng với sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật viên Liên Xô. Sau đó, Triều Tiên đã mở rộng khả năng của lò phản ứng nghiên cứu lên thành 7 MW dựa vào công nghệ do chính họ phát triển. Một số báo cáo cho biết Bình Nhưỡng đã sử dụng lò phản ứng này để bí mật chiết xuất một lượng nhỏ plutoni, nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất bom.

Lò thứ hai là một lò phản ứng vừa phải chạy bằng than có công suất 5 MW có thể sản xuất các thanh nhiên liệu đã mòn, một khi được tái xử lý, có khả năng cung cấp mỗi năm từ 5-7 kg plutoni dành cho quân sự. Trong khi đó, với khoảng 6 kg plutoni đã có thể chế tạo được một quả bom nguyên tử. 

Không để cho Moskva biết, Bình Nhưỡng đã bắt tay xây dựng lò hạt nhân này hồi năm 1979 và đưa vào hoạt động năm 1986, dựa theo nguyên lý của lò phản ứng Calder Hall, một thiết kế của Anh trong những năm 1950, nhằm sản xuất chất plutoni phục vụ chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trung tâm hạt nhân Yongbyon,

Tại khu phức hợp Yongbyon, Triều Tiên còn lên kế hoạch xây một lò phản ứng chạy bằng than khác, có công suất 50 MW, có khả năng sản xuất khoảng 55 kg plutoni mỗi năm. Công trình được khởi công năm 1985, với mục tiêu hoàn thành vào năm 1995, nhưng dự án đã bị đình chỉ vì tuân theo thỏa thuận hạt nhân được ký kết với Washington năm 1994.

Một phần quan trọng khác trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên liên quan đến các vụ thử nghiệm, rất cần cho quá trình sản xuất chất nổ hạt nhân tinh vi. Triều Tiên có 2 bãi thử lớn ở Yongbyon và Kusong - cách Yongbyon khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Từ năm 1983-2002, có khoảng 140 vụ thử đã được tiến hành ở hai khu vực này. 

Theo Sách Trắng Quốc phòng của Hàn Quốc năm 2018, Bình Nhưỡng có khoảng 50 kg plutoni phục vụ mục đích quân sự sau khi đã ít nhất 4 lần rút các thanh nhiên liệu hồi cuối thập niên 1980 hoặc đầu những năm 1990, tiếp theo là vào các năm 2003, 2005 và 2009.

Theo tài liệu trên, Triều Tiên còn sở hữu một khối lượng đáng kể chất urani đã được làm giàu. Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim đang đến gần, các nhà quan sát nhấn mạnh đến việc phải gây sức ép đối với chế độ Kim Jong-un để Bình Nhưỡng không chỉ nhân nhượng về khu Yongbyon bởi vì các khu vực hạt nhân khác vẫn tiếp tục hoạt động ở trên khắp Triều Tiên.

Nhiều quan chức và chuyên gia ở Seoul dự đoán các cuộc đàm phán giữa Trump và Kim Jong-un trước mắt có thể tập trung vào việc tháo dỡ và kiểm tra khu Yongbyon, đổi lại một số nhân nhượng từ phía Mỹ.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement