Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc nghi ngờ thỏa thuận thương mại dài hạn có thể xảy ra với Donald Trump

Vĩ mô

01/11/2019 16:14

Các quan chức Trung Quốc đang đặt ra những nghi ngờ về việc đạt được một thỏa thuận thương mại dài hạn toàn diện với Mỹ, theo hãng tin Bloomberg.

Nguồn tin tiết lộ, giới chức Trung Quốc nói họ sẽ không nhượng bộ Mỹ trong những vẫn đề gai góc nhất của đàm phán thương mại. Bắc Kinh cũng lo ngại về tính cách có phần bốc đồng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguy cơ ông Trump có thể quay lưng lại với ngay cả thỏa thuận thương mại một phần mà hai nước dự kiến ký kết sau vài tuần nữa.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã kết thúc một cuộc họp chính trị quan trọng ở Bắc Kinh vào 31/10. Trong các cuộc họp trước hội nghị đó, một số quan chức đã đưa ra những kỳ vọng thấp rằng các cuộc đàm phán trong tương lai có thể sẽ có kết quả tốt, trừ khi Mỹ sẵn sàng giảm nhiều thuê hơn.

Theo dự định, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào giữa tháng 11 để ký thỏa thuận "giai đoạn 1". Tuy nhiên, Chile đã hủy đăng cai sự kiện này vì bất ổn xã hội leo thang.

800x-1-2
Một cuộc biểu tình tại Plaza Italia ở Santiago, Chile, vào ngày 23/10. Ảnh: Bloomberg.

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi và lãi suất trái phiếu giảm nhẹ vì lo ngại về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trước đó, một báo cáo cho thấy một thước đo về triển vọng của ngành sản xuất Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2. Hôm 30/10, một báo cáo của chính phủ tại Washington cho thấy tăng trưởng của Mỹ đã chậm lại ở mức 1,9% hàng năm, mức yếu nhất kể từ cuối năm 2018.

Trong một dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter vào ngày 31/10, ông Trump nói Mỹ và Trung Quốc đang tìm kiếm một địa điểm mới để ký thỏa thuận. Ông cũng nói thỏa thuận "giai đoạn 1" sẽ chiếm "khoảng 60% thỏa thuận toàn diện".

Giới chức chính quyền ông Trump vẫn nói rằng thỏa thuận "giai đoạn 1" nhằm dẫn tới một thỏa thuận cuối cùng, toàn diện và lâu dài mà trong đó Trung Quốc sẽ phải thực thi các cải cách kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc luôn thể hiện thái độ hoài nghi và giữ quan điểm muốn Mỹ phải dỡ thuế quan trừng phạt đã áp lên khoảng 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ đến hiện tại vẫn cho thấy chưa sẵn sàng cho việc dỡ thuế.

Nguồn thạo tin nói lập trường của Trung Quốc là không đòi Mỹ phải dỡ hết thuế ngay lập tức, nhưng việc dỡ thuế phải được bắt đầu, và thỏa thuận cuối cùng phải bao gồm xóa bỏ toàn bộ thuế quan trừng phạt.

Trước mắt, Trung Quốc muốn ông Trump hủy kế hoạch áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc dự kiến thực thi vào ngày 15/12 như một phần trong thỏa thuận "giai đoạn 1". Đây là kế hoạch mà đối tượng chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng như điện thoại thông minh (smartphone), quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em…

"Bắc Kinh cởi mở và sẵn sàng tiếp tục đàm phán sau một giai đoạn ban đầu, nhưng cả hai bên đều nhận ra rằng sẽ rất khó đạt được thỏa thuận về cải cách cơ cấu sâu sắc mà Mỹ đang thúc đẩy", một quan chức Trung Quốc quen thuộc với các cuộc đàm phán nói.

Cũng theo nguồn tin, Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục đàm phán sau giai đoạn 1, nhưng cả hai bên đều nhận thấy rất khó để đạt nhất trí về những cải cách sâu về cơ cấu mà Mỹ muốn Trung Quốc phải thực hiện, bao gồm cải cách trong các doanh nghiệp quốc doanh - bộ phận vốn được coi là một đầu tàu tăng trưởng quan trọng của kinh tế Trung Quốc mà thông qua đó Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước.

Áp lực thuế quan

1-1572575970294848531151-crop-1572575975076717204499
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters.

Cho đến nay, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và các quan chức trong nhóm đàm phán của ông không đưa ra bình luận gì, trước đó ông tuyên bố rằng việc duy trì mức thuế 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc nhằm để giám sát việc Trung Quốc thực hiện các cam kết trong đàm phán thương mại.

Các câu hỏi về tương lai của các cuộc đàm phán phản ánh một sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ. Sau khi đã áp thuế và gây áp lực đối với Trung Quốc trong mùa hè và nói rằng ông chỉ muốn giải quyết một thoả thuận một lần, nhưng giờ đây vào đầu tháng 10, Trump đã chuyển sang cách tiếp cận từng bước.

Giai đoạn đầu tiên, mà các nhà đàm phán vẫn đang cố gắng theo dõi, dự kiến ​​sẽ bao gồm việc nối lại các giao dịch mua hàng hóa nông sản của Mỹ và các sản phẩm khác như máy bay.

Điều đó cũng dự kiến ​​sẽ bao gồm các cam kết của Trung Quốc để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và một thỏa thuận của cả hai bên không thao túng tiền tệ của họ. Đổi lại, Trump đồng ý không tiếp tục tăng thuế ngày 15/10 và gia tăng khả năng hủy bỏ thuế ngày 15/12.

Trump đã tìm cách tránh những lời chỉ trích rằng ông ta nhận được từ Trung Quốc bằng cách lập luận rằng các vấn đề khó khăn hơn sẽ được giải quyết trong các giai đoạn trong tương lai. "Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đàm phán gần như ngay lập tức sau khi chúng tôi kết thúc giai đoạn một", ông Trump nói với các phóng viên trong tháng này.

Mô hình hóa tác động GDP toàn cầu của chiến tranh thương mại

Tuy nhiên, việc chuyển sang cách tiếp cận theo từng giai đoạn phản ánh sự phản kháng của Trung Quốc đối với nhiều yêu cầu của Mỹ và Nhà Trắng nhượng bộ từ bỏ lập trường rằng không có gì được đồng ý cho đến khi mọi vấn đề nhức nhối được giải quyết.

"Có vẻ hai bên chưa gặp nhau về quan điểm", giáo sư Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell, người từng là chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận xét về cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay.

Trong các cuộc trò chuyện gần đây với các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Trung Quốc, Prasad cho biết chủ đề chung mà họ thể hiện là sự hoài nghi. "Họ khá bi quan, Trung Quốc sợ bất kỳ thoả thuận nào cũng sẽ gây bất lợi cho họ", ông nói thêm.

Thỏa thuận "giai đoạn 1" mà hai bên đang cố gắng đàm phán dự kiến bao gồm việc Trung Quốc nối lại việc mua nông sản Mỹ và một số sản phẩm khác như máy bay. Thỏa thuận cũng có thể bao gồm cam kết của Trung Quốc về tăng bảo hộ tài sản trí tuệ Mỹ và một cam kết của hai bên về không thao túng tỷ giá đồng tiền của mỗi nước. Đổi lại, ông Trump đã nhất trí không thực thi kế hoạch áp thuế quan bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc vào hôm 15/10.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement