29/05/2019 16:49
Trung Quốc chuẩn bị "vũ khí hóa" các loại đất hiếm trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Bắc Kinh đang chuẩn bị sử dụng sự thống trị của mình đối với các loại đất hiếm để làm vũ khí đáp trả trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Vào ngày 29/5, một loạt các tờ báo của Trung Quốc đã đăng những thông tin làm tăng nguy cơ Bắc Kinh cắt giảm xuất khẩu các mặt hàng quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng, năng lượng, điện tử và ô tô. Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm của thế giới và 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu đều đến từ Trung Quốc.
Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, bóng đèn, xe điện và vũ khí.
"Phục vụ nhu cầu nội địa là ưu tiên nhưng Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đất hiếm toàn cầu nếu chúng được sử dụng cho mục đích hợp pháp", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua viết trong một bài bình luận đăng vào sáng sớm 29/5. "Tuy nhiên, nếu bất kỳ ai muốn dùng đất hiếm nhập khẩu để chống lại Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ không đồng ý".
Mối đe dọa vũ khí hóa các vật liệu chiến lược làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trước cuộc gặp dự kiến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Donald Trump tại cuộc họp G-20 vào tháng tới. Nó cho thấy Trung Quốc đang cân nhắc các lựa chọn của mình như thế nào sau khi Huawei Technologies nằm trong danh sách đen của Mỹ, cắt đứt nguồn cung cấp linh kiện Mỹ để sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị mạng.
Ông George Bauk, Giám đốc điều hành của Công ty Khoáng sản miền Bắc, cho biết: "Trước đây, Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất đất hiếm, đã chỉ ra rằng họ có thể sử dụng đất hiếm như một món hời khi đàm phán đa phương".
Khoảng 80% nguồn cung cấp đất hiếm của Mỹ đến từ Trung Quốc. Theo Bloomberg. |
"Mỹ đã đánh giá thấp khả năng của Trung Quốc để chống lại cuộc chiến thương mại", Nhân dân Nhật báo cho biết trong một bài xã luận hôm 29/5 đã sử dụng một số ngôn ngữ có ý nghĩa lịch sử về sức mạnh của Trung Quốc.
Bài xã luận của tờ báo này có một cụm từ tiếng Trung nổi tiếng "Đừng nói là tôi đã không cảnh báo". Đây là cụm từ đã được sự dụng vào năm 1962 trước khi Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ, và những nhà chính trị gia biết được ý nghĩa của cụm từ này. Nó cũng được sử dụng trước khi cuộc xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1973.
Tờ Nhân dân Nhật báo còn cho biết: "Thật khó để trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có sử dụng các yếu tố này để trả đũa trong cuộc chiến thương mại hay không".
"Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ và cũng có thể thực hiện các biện pháp đối phó khác", tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu, cho biết trong một dòng bình luận trên Twitter. Một quan chức của Ủy ban Cải cách & Phát triển Quốc gia nói với CCTV rằng người dân ở nước này đã rất vui khi thấy các sản phẩm làm từ đất hiếm xuất khẩu được sử dụng để ngăn chặn sự tấn công thương mại của Mỹ.
Trong những tuần gần đây, các tờ báo địa phương liên tục nhắc đến đất hiếm, và cho rằng đây là một con át chủ bài trong cuộc chiến thương mại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước đã tới thăm một công ty công nghệ ở Hàng Châu chuyên nghiên cứu và phát triển đất hiếm. Động thái trên được cho là nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Mỹ về sự thống trị của Bắc Kinh trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
Báo chí Paris đồng loạt nhận xét, Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Donald Trump rằng Trung Quốc cũng có những lá chủ bài trong tay để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc đang nắm giữ 40 % các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Việt Nam 18% và Mỹ 1% theo như nghiên cứu của Trung tâm địa chất Mỹ US Geological Survey).
Năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70% đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80% đất hiếm cho Mỹ.
Năm 2010, Bắc Kinh đã một lần dùng lá bài "đất hiếm" để phạt Nhật Bản thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng rồi, theo Guillaume Pitron nhận xét, biện pháp trừng phạt đó chỉ được kéo dài trong 6 tháng, do Bắc Kinh nhận thấy rằng, đây là một giải pháp lợi bất cập hại. Trong một thế giới toàn cầu hóa, mà ở đó chuỗi cung ứng của các nền kinh tế thế giới ràng buộc lẫn nhau, ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản khiến dây chuyển sản xuất của bản thân Trung Quốc bị chựng lại.
Vào tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các nguồn khoáng sản quan trọng bên ngoài, bao gồm cả đất hiếm, nhằm mục đích giảm sự thiệt hại của Mỹ đối với sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Advertisement
Advertisement