Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triều Tiên có thể tặng Mỹ một tên lửa tầm xa trong ngày Giáng sinh

Vĩ mô

18/12/2019 17:08

Theo một chuyên gia ở Viện Công nghệ Massachusetts, món quà Giáng sinh của Triều Tiên giành cho Mỹ có thể là một tên lửa tầm xa.

Vipin Narang, phó giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un đã gửi những thông điệp cho Tổng thống Mỹ Donald Trump khi Bình Nhưỡng thử nhiều tên lửa tầm ngắn trong suốt mùa hè và mùa thu năm nay.

"Tin nhắn dứt khoát và rõ ràng. Đây là chiến dịch gây áp lực tối đa của Kim Jong Un đối với Tổng thống Trump. Nó có ý nghĩa như là nếu bạn không nghe tôi nói về việc thay đổi suy nghĩ của bạn và đưa ra các biện pháp thích hơn và loại bỏ chính sách thù địch. Tôi có thể cho bạn thấy tên lửa tầm xa trông như thế nào", phó giáo sư Vipin Narang cho biết.

Kim Jong Un trước đây đã đưa ra cho Mỹ một thời hạn không rõ ràng vào cuối năm nay để thay đổi các quyết định trong đàm phán phi hạt nhân hóa. Kim Jong Un đã tham chiếu thời hạn nhiều lần mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết, kể từ khi đột ngột kết thúc cuộc đàm phán với Donald Trump tại Hà Nội đầu năm nay.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đứng trên đất Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ) vào ngày 30/6/2019, tại Panmunjom, Hàn Quốc. 
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đứng trên đất Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ) vào ngày 30/6/2019, tại Panmunjom, Hàn Quốc. 

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae-song hôm 3/12 cho rằng trách nhiệm với các cuộc đàm phán hạt nhân hiện phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời cảnh báo cách Washington hành xử sẽ quyết định "món quà Giáng sinh" mà họ nhận được vào hạn chót cuối năm. Tuyên bố được đưa ra sau khi Triều Tiên tiến hành hai cuộc thử nghiệm bí mật cách nhau một tuần tại bãi phóng vệ tinh Sohae.

"Hiện tại, khi đã sắp hết năm 2019, chúng ta sẽ chứng kiến Kim Jong Un đưa ra nhiều hành động mang tính thù địch hơn", vị phó giáo sư cho biết. "Triều Tiên không thường xuyên phát ngôn bừa bãi, cho đến nay Kim Jong Un luôn giữ đúng lời hứa của mình đối với những gì ông nói ra".

Một chuyên gia khác trước đây đã nói với CNBC rằng Bình Nhưỡng có thể thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày Giáng sinh.

Tái hạt nhân hóa

Một thử nghiệm ICBM hoặc kích nổ đầu đạn hạt nhân sẽ có tính khiêu khích mạnh hơn so với thử nghiệm vệ tinh và chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của Washington. Quay trở lại năm 2017, Bình Nhưỡng đã đề cập đến việc thử nghiệm ICBM đầu tiên của nước này, loại tên lửa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu khắp hành tinh, như một món quà cho Washington.

Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày 4/7, ngày Quốc khánh Mỹ. Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm thêm 2 ICBM trong năm đó và tiến hành vụ thử hạt nhân trong lòng đất lớn nhất cho đến nay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó giáo sư Vipin Narang còn cho biết, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa tại các sơ sở được cho là đã tháo dỡ. Điều này đồng nghĩa với việc Bình Những đang tái hạt nhân hóa. 

Trong một bài báo hôm 18/12, giám đốc của Eurasia Group, Scott Seaman cho biết, căng thẳng tại Triều Tiên đang tăng nhanh hơn chúng ta dự đoán. Tỷ lệ Donald Trump và Kim Jong Un đồng ý một thỏa thuận phi hạt nhận hóa trước cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ là rất thấp.

Reuters đưa tin, đặc phái viên của Mỹ tại Triều Tiên, Stephen Biegun, đã thúc giục Bình Nhưỡng vào 16/12 nhanh chóng tiến hành đàm phán. Ông cũng bác bỏ thời hạn cuối năm của Kim Jong Un, và nhấn mạnh Washington sẵn sàng thảo luận về tất cả các vấn đề quan tâm.

Nhưng nhìn về tương lai, ông Scott Seaman dường như không cảm thấy lạc quan hơn vào năm 2020, Mỹ có thể tăng cường nỗ lực gây áp lực với Triều Tiên bằng cách phối hợp chặt chẽ ới các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như thực hiện đàm phán với các đối thủ lớn như Nga và Trung Quốc.

Ông Scott Seaman cho biết, Kim Jong Un cũng sẽ cố gắng vượt qua chính sách ngoại giao của Mỹ, bằng cách thỏa thuận với Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác.

Đồng minh của Triều Tiên

Ngày 16/12, Nga và Trung Quốc đã trình một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), trong đó đề nghị chấm dứt một số biện pháp trừng phạt Triều Tiên “nhằm cải thiện sinh kế của người dân nước này”.

Tập Cận Bình có thể sẽ chống lại Trump trên mặt trận Triều Tiên.
Tập Cận Bình có thể sẽ chống lại Trump trên mặt trận Triều Tiên.

Phó giáo sư Vipin Narang cho biết, cả Trung Quốc và Nga có thể muốn chính thức xóa bỏ các lệnh trừng phạt cùng nhau. Điều đó sẽ cho phép Kim Jong Un dựa vào thương mại và năng lượng để liên kết với hai nước này, Nga và Trung Quốc dường như luôn sẵn sàng ngoại giao với Triều Tiên.

Tuy nhiên, ông Scott Seaman dự đoán rằng sự hung hăng ngày càng tăng của Triều Tiên có thể dẫn đến kết quả ngược lại với những gì họ đang nhắm đến bây giờ. Mỹ có thể sẽ tìm mọi cách để gây thêm áp lực cho Bình Nhưỡng bằng cách thực thi nghiêm ngặt hơn các lệnh trừng phạt hoặc tạo ra các biện pháp mới thay vì loại bỏ chúng.

Có thể, ông Trump sẽ muốn cứng rắn hơn đối với các cá nhân và tổ chức ở Trung Quốc (và các nơi khác) giúp Triều Tiên trốn tránh các lệnh trừng phạt. Nhưng ông sẽ có khuynh hướng thực hiện một cách tiếp cận thận trọng, vì sợ rằng việc hành động quá nhanh và gắt gao sẽ có nguy cơ làm hỏng thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Bắc Kinh.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement