07/11/2021 19:02
Triết lý quản lý khác biệt chính là lý do các công ty công nghệ phương Tây tháo chạy khỏi Trung Quốc?
Ngày 1/11, Trung Quốc đã đưa ra các quy định mới nhằm hạn chế phạm vi mà các công ty internet có thể thu thập và lưu trữ dữ liệu người dùng. Quy định này được gọi là luật bảo vệ thông tin cá nhân, nó được cho là một trong những quy định bảo vệ dữ liệu “khắc nghiệt nhất trên thế giới”.
Một phần trong quy định đó là, các công nghệ trong nước phải để cho cơ quan quản lý giám sát việc thu thập dữ liệu và các công ty nước ngoài phải cử đại diện ở Trung Quốc phụ trách việc tuân thủ. Các công ty vi phạm có nguy cơ bị phạt tới 5% doanh thu.
Những quy tắc này là ví dụ mới nhất trong cuộc đàn áp công nghệ và tài chính kéo dài suốt một năm ở Trung Quốc. Nó bắt đầu với quyết định của Bắc Kinh vào tháng 11/2020 để cấm gã khổng lồ Ant Group IPO tại Mỹ, đợt IPO dự kiến là lớn nhất thế giới.
Người sáng lập – CEO của Ant Group là tỷ phú Jack Ma sau đó đã biến mất khỏi mắt công chúng trong ba tháng và vẫn chưa rõ liệu một đợt IPO khác có được tiến hành hay không.
Bắc Kinh cũng ngày càng cứng rắn hơn với các công ty, chẳng hạn như DiDi (Uber của Trung Quốc), có cổ phiếu được niêm yết ở nước ngoài; đóng cửa các blogger tài chính nổi tiếng nhất của Trung Quốc; cấm kinh doanh và khai thác tiền điện tử; và đưa ra các hạn chế mới cho toàn bộ lĩnh vực kinh doanh game.
Gần đây nhất, các cơ quan quản lý đã báo hiệu rằng một số ứng dụng giao dịch chứng khoán phổ biến nhất của quốc gia này là bất hợp pháp.
Những can thiệp này gây ra hậu quả không chỉ đối với các công ty Trung Quốc mà còn đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Hệ thống tài chính của Trung Quốc trị giá 45.000 tỷ USD - là thị trường trái phiếu và cổ phiếu lớn thứ hai thế giới.
Theo các nhà phân tích, nếu quan sát kỹ cách Trung Quốc điều hành các thị trường này, người ta nhận ra rằng, toàn bộ triết lý làm nền tảng để vận hành chúng rất khác so với các thị trường ở phương Tây. Điều này lý giải vì sao xảy ra các cuộc áp chế công nghệ và tài chính diễn ra gần đân tại đất nước tỷ dân này - cả lý do tại sao nó xảy ra và cách nhìn nhận nó.
Vì sao chính phủ Trung Quốc luôn muốn can thiệp vào thị trường?
Một điều tra viên chính của dự án nghiên cứu mới có tên StateCapFinance cho biết, đầu tiên nên bắt đầu bằng việc xem xét cách các nền kinh tế mới nổi vận hành thị trường vốn (nghĩa là cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ phái sinh). Trong nhiều trường hợp, các thị trường như vậy chịu ảnh hưởng của nhà nước, nghĩa là chúng hoạt động theo một logic rất khác với phương Tây.
Ở các thị trường vốn phương Tây, nguyên tắc cơ bản là tính hiệu quả: dòng tiền của nhà đầu tư đổ vào bất kỳ công ty nào được đánh giá là tốt nhất, xét về mức độ vận hành thận trọng của họ; sức mạnh của mô hình kinh doanh; triển vọng của họ trong tương lai, v.v.
Điều này củng cố kỷ luật thị trường, khuyến khích tất cả mọi người cạnh tranh tích cực nhất có thể - hoặc đại thể là như vậy.
Thị trường vốn được coi là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa tư bản tự do, nhà nước chỉ đóng vai trò xử lý nếu mọi thứ diễn ra sai lầm.
Ngược lại, ở các nền kinh tế như Trung Quốc, thị trường vốn được thiết kế để cho phép nhà nước kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu của mình.
Ví dụ: người Trung Quốc không muốn thấy quá nhiều đầu cơ trên thị trường và theo dõi chặt chẽ hoạt động để ngăn chặn hoạt động này vượt khỏi tầm kiểm soát.
Nếu nhà chức trách quyết định rằng, một số nhà giao dịch quá tích cực, họ sẽ yêu cầu họ hủy giao dịch và thậm chí có thể cấm họ.
Nhà nước cũng cẩn thận hạn chế các nhà giao dịch quốc tế, chẳng hạn như đặt ra các giới hạn về số lượng tiền có thể giao dịch. Và giống như Ant Group, nhà chức trách cân nhắc cẩn thận xem liệu các đợt bán tháo cổ phiếu có thể được tiến hành hay không.
Các quyết định có thể ít liên quan đến khả năng tài chính của một công ty hơn là liệu họ có quan hệ chính trị hay đóng góp vào sự phát triển quốc gia hay không.
Như tôi đã chứng minh trong một bài báo gần đây, các thị trường này tập trung vào việc ngăn chặn rủi ro tài chính, duy trì sự ổn định xã hội và hướng hoạt động tài chính vào các hoạt động hiệu quả hơn. Tất cả đều hướng tới sự kiểm soát của nhà nước và hoàn thành các mục tiêu phát triển quốc gia - và ở đây chúng ta thấy sự trùng lặp với đợt đàn áp gần đây.
Một số biện pháp can thiệp của Bắc Kinh, chẳng hạn như kiểm soát các blogger tài chính hoặc hạn chế Ant Group - với hệ thống thanh toán ngang hàng và dữ liệu người tiêu dùng rộng lớn - là một phần của cùng một truyền thống quản lý thị trường.
Khi tài chính ngày càng thâm nhập vào các khía cạnh của đời sống Trung Quốc, các nhà quản lý đang sử dụng nó như một đòn bẩy để điều hành hoạt động kinh tế. Trong khi đó, các biện pháp can thiệp khác, chẳng hạn như bảo vệ dữ liệu và hạn chế chơi game, có phạm vi rộng hơn là quản lý xã hội, nhưng với cùng một cách tiếp cận là đặt nhà nước trước doanh nghiệp.
Các nền kinh tế mới nổi khác điều hành thị trường như thế nào?
Về khía cạnh khác biệt trong cách điều hành, Johannes Petry, Nghiên cứu viên CSGR (Đại học Warwick), một thành viên trong dự án StateCapFinance đưa ra nhận định: “Một phần công việc của chúng tôi trong dự án StateCapFinance là công nhận cách tiếp cận này của Trung Quốc như một giải pháp thay thế và thậm chí là một thách thức đối với trật tự tài chính toàn cầu đương đại. Điều thú vị là, chúng tôi thấy điều này không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp các thị trường mới nổi”.
Ở Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc - cùng với Trung Quốc chiếm 25% vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu và 50% giao dịch trên thị trường kỳ hạn toàn cầu - các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và phát triển quốc gia theo những cách tương tự.
Ở hầu hết các quốc gia này, việc nhà nước sở hữu các công ty niêm yết và sở giao dịch chứng khoán trở nên phổ biến hơn, còn sở hữu nước ngoài và tư nhân có xu hướng bị hạn chế hơn. Giao dịch đầu cơ bị hạn chế hơn nhiều, trong khi các chính phủ có xu hướng cố gắng kiểm soát giá của các mặt hàng quan trọng bằng cách thiết lập các điểm chuẩn.
Trung Quốc đã làm được điều này với các mặt hàng như dầu thô, quặng sắt, đồng và vàng.
Trong nghiên cứu gần đây nhất của StateCap xác định vị trí các quốc gia khác nhau trên một liên tục, với cách tiếp cận tân tự do ở một đầu và cách tiếp cận tư bản nhà nước ở đầu kia. Trung Quốc là nước gần nhất với chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhưng Ấn Độ lại đi khá xa về cùng hướng và có lẽ đáng ngạc nhiên là Hàn Quốc cũng vậy.
Mặt khác, Brazil và Nam Phi lại hướng tới cách tiếp cận tân tự do hơn, và - một lần nữa trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ - Nga cũng vậy. Nhưng cần nhấn mạnh, tất cả chỉ là tương đối: chẳng hạn, các quy tắc của Nga về mức độ mà các công ty nước ngoài có thể đầu tư vào các ngành quan trọng chiến lược khắc nghiệt hơn so với hầu hết các nước phương Tây.
Nhìn trong bối cảnh này, cuộc đàn áp theo quy định của Trung Quốc về cơ bản là một hoạt động quản lý nhà nước, trong đó nhà chức trách thiết lập quyền kiểm soát nhiều hơn đối với những gì họ cho là quá lớn, không hiệu quả, cần tạo điều kiện cho các mục tiêu phát triển quốc gia.
Tất nhiên, liệu những can thiệp này có tiến bộ hay không vẫn còn tranh cãi, nhưng nó sẽ giúp hiểu được triết lý khác nhau về cơ bản làm nền tảng cho chúng.
Advertisement
Advertisement