Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triển vọng giá dầu, vàng tuần 30/8 - 3/9

Giá cả hàng hóa

30/08/2021 08:43

Dưới đây là đánh giá về thị trường dầu thô, vàng tuần trước và nhận định cho tuần này.

Kết thúc phiên 27/8, giá dầu Brent tương lai tăng 1,63 USD, tương đương 2,3%, lên 72,7 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 2/8. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,32 USD, tương đương 2%, lên 68,74 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 12/8.

Chốt tuần, giá dầu Brent tăng hơn 11,5%, WTI tăng 10,3%, lần lượt là tuần tăng tốt nhất từ tháng 5/2020 và tháng 9/2020.

Thị trường năng lượng đi lên trong bối cảnh các công ty dầu khí chạy đua để sơ tán hoàn toàn công nhân khỏi các cơ sở ở ngoài khơi Vịnh Mexico trong bối cảnh bão Ida tiến vào khu vực. Vùng vịnh này cung cấp khoảng 17% sản lượng dầu của Mỹ. Ngoài ra, 45% tổng công suất lọc dầu của nước này cũng đặt tại đây. 

“Nguy cơ từ bão Ida có thể đã hỗ trợ giá dầu trong phiên cuối tuần”, theo Craig Erlam, nhà phân tích tại OANDA, New York. “Nhiều công ty sơ tán công nhân khỏi giàn khoan ngoài khơi do lo ngại ảnh hưởng từ bão”.

Giá dầu còn tăng sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nói kinh tế Mỹ vẫn tốt nhưng vẫn cần sự bảo vệ từ chính sách hỗ trợ trước đại dịch

OPEC cùng các đồng minh, tức OPEC , ngày 1/9 sẽ họp với kịch bản khả năng cao là tiếp tục thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng nhất trí trước đó, với lo ngại liên quan lực cầu từ Trung Quốc phần nào giảm bớt. 

Hồi tháng 7, OPEC nhất trí tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12, tức mỗi tháng tăng thêm 400.000 thùng/ngày. OPEC còn nhất trí gia hạn thỏa thuận kiểm soát sản lượng đến cuối năm 2022 thay vì tháng 4/2022 như hiện tại, cho phép liên minh có dư địa để hành động trong trường hợp đà phục hồi kinh tế thế giới chững lại vì các biến thể virus mới.

Tổng nguồn cung sản phẩm trung bình 4 tuần tại Mỹ, một thước đo phản ánh lực cầu, tăng lên gần 21 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 3/2020, khi chính phủ Mỹ bắt đầu áp các hạn chế diện rộng để ứng phó Covid-19, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

Các cơ sở lọc dầu tăng hoạt động lên 92,4% công suất tối đa, cao nhất kể từ cuối tháng 6, giúp tồn kho tại Mỹ xuống thấp nhất kể từ tháng 1/2020. Cụ thể, tồn kho dầu thô trong tuần kết thúc ngày 20/8 giảm 3 triệu thùng xuống 432,6 triệu thùng. Tồn kho xăng giảm 2,2 triệu thùng, vượt dự báo giảm 1,6 triệu thùng từ giới phân tích.

Các công ty năng lượng Mỹ tuần trước triển khai thêm 5 giàn khoan dầu và khí, nâng tổng số giàn khoan hoạt động lên 508, cao nhất kể từ tháng 4/2020, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết. Cụ thể, số giàn khoan dầu tăng 5 lên 410, số giàn khoan khí giữ nguyên 97, số giàn khoan dự phòng giữ nguyên 1.

i.ndh.vn-2021-08-29-_ottn33rnbbmrdnlh5nbtikaxi4-8214-1630250552(1).jpg
Ảnh: Reuters.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.

Ngày 31/8

Viện dầu mỏ Mỹ dự báo về tồn kho dầu thô hàng tuần.

Ngày 1/9

EIA cập nhật số liệu hàng tuần về tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm tinh chế.

OPEC họp chính sách sản lượng.

Ngày 3/9

Baker Hughes cập nhật số liệu về giàn khoan dầu Mỹ.

Kim loại quý

Giá vàng ngày 27/8 tăng hơn 1% sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell không đưa ra thời gian cụ thể cho việc siết hỗ trợ và tái khẳng định quan điểm lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời. Giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 24,2 USD lên 1.816,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,9% lên 1.819,5 USD/ounce.

Fed mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng kể từ tháng 3/2020 để hỗ trợ kinh tế Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19. Ngân hàng trung ương Mỹ còn duy trì lãi suất thấp kỷ lục 0 – 0,25%.

Thời điểm Fed bắt đầu siết hỗ trợ và tăng lãi suất là chủ đề nóng trong vài tháng qua khi đà phục hồi kinh tế Mỹ gặp trở ngại là biến chủng Delta.

Chính sách hỗ trợ của Mỹ đang được cho là gây ra áp lực tăng giá tại Mỹ. Kinh tế Mỹ ước tính tăng trưởng 6,6% trong quý II, vượt xa mức giảm 3,5% của năm 2020. Fed dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Thước đo lạm phát ưa thích của Fed – chỉ số chi tiêu dùng cá nhân (PCE), loại bỏ biến động giá thực phẩm và năng lượng – tăng 3,6% tính đến tháng 7, cao nhất kể từ năm 1991. PCE bao gồm cả thực phẩm và năng lượng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mục tiêu lạm phát từ Fed là 2%.

Tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole ngày 27/8, Powell tỏ ra thận trọng hơn các quan chức khác về siết hỗ trợ, chỉ cho biết Fed có thể bắt đầu giảm mua tài sản hàng tháng trong cuối năm.

Thị trường vàng không thất vọng về bình luận của Powell, Frank Cholly, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, nói. 

Diễn biến giá trong tuần sẽ cho thấy liệu bình luận từ Powell có đủ để đưa kim loại này ra khỏi vùng 1.780 – 1.810 USD/ounce hay không.

“Chỉ khi vượt và lên vùng 1.820 – 1.825 USD/ounce, nếu không, tôi sợ giá vàng quay lại vùng 1.720 – 1.750 USD/ounce bởi xu hướng bán tháo như hồi đầu tháng 8”, Cholly bổ sung.

NHƯ TÂM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement