Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trần giá vé máy bay có thể tăng trong năm nay

Thị trường 24h

14/07/2023 17:26

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không cho biết, việc tăng trần giá vé máy bay có thể thực hiện trong năm nay, mức giá mới tăng nhưng không nhiều và chỉ bằng với trần giá áp dụng trước năm 2015.

Sáng 14/7, trả lời báo chí, Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, dự thảo tăng trần giá vé máy bay nội địa đã được cơ quan này báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải đang gửi dự thảo lên trên lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, sau đó sẽ ký ban hành.

Nói về mức trần giá vé máy bay mới đang lấy ý kiến, ông Thắng cho rằng, tỷ lệ tăng lần này không nhiều, chỉ đưa về bằng mức giá trần áp dụng giữa năm 2015 về trước (trước khi mức giá trần mới được ban hành và áp dụng tới nay).

Việc tăng trần giá vé máy bay có thể thực hiện trong năm nay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Trần giá vé máy bay nội địa đang lấy ý kiến vẫn chưa phản ánh hết chi phí tăng cao của các hãng hàng không đang phải trang trải; đặc biệt chi phí nhiên liệu, thuê mua máy bay, nhân sự, phi công tăng cao hiện nay", ông Thắng nói.

Mới đầu tuần này, tại hội nghị sơ kết của Bộ Giao thông vận tải, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietnam Airlines cũng kiến nghị bộ sớm điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay nội địa. 

Ông Hòa cho rằng, hiện chi phí các hãng phải chịu rất cao, nhưng giá vé bay nội địa, kể cả cao điểm hè năm nay thấp nhất 6 năm qua. Riêng giá nhiên liệu bay có thời điểm tăng gấp đôi năm 2019, chiếm tới 60% chi phí tính vào giá vé máy bay, hiện chi phí này duy trì khoảng 50% giá vé, theo TPO.

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến sửa đổi một số điều của Thông tư 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa (khung trần giá vé máy bay nội địa) theo hướng tăng với chặng xa. 

Cụ thể, đường bay dưới 500km và đường bay phát triển kinh tế - xã hội không điều chỉnh tăng trần so với mức hiện hành (tối đa 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội, và giữ mức 1,7 triệu đồng/vé/chiều với đường bay dưới 500km).

Tuy nhiên, nhóm đường bay từ 500km trở lên sẽ thực hiện tăng giá trần. Cụ thể, đường bay cự ly từ 500 - 850km, dự kiến giá trần tăng lên mức 2,25 triệu đồng/vé/chiều (tăng 50.000 đồng/vé so với trần hiện hành). Đường bay từ 850 - 1.000km, tăng giá trần vé lên 2,89 triệu đồng/vé/chiều (tăng 100 nghìn đồng/vé so với trần hiện hành).

Đường bay từ 1.000 - 1.280km, giá trần tăng lên 3,4 triệu đồng/vé/chiều (tăng 200.000 đồng/vé so với trần hiện hành). Đường bay từ 1.280km trở lên sẽ tăng trần đạt mức 4 triệu đồng/vé/chiều (tăng 250.000 đồng/vé so với trần hiện hành).

Trên cơ sở khung giá trần trên, các hãng hàng không quy định giá vé cụ thể trên đường bay hoặc nhóm đường bay theo phương thức đa dạng giá vé, chính giá giảm giá vé, đặc biệt với nhóm ưu tiên.

Cơ quan soạn thảo đánh giá, với mức tăng cho đường bay dài, giá vé máy bay một số đường bay sẽ chịu tác động tăng thêm hơn 6% so với giá hiện hành, như các đường bay: Hà Nội - TP.HCM; Hà Nội - Phú Quốc; TP.HCM - Hải Phòng… Trong khi, một số đường bay ngắn giá vẫn giữ ổn định, như: TP.HCM - Đà Lạt, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Điện Biên…

Việc áp giá trần vé máy bay được Bộ GTVT lý giải là công cụ điều tiết của nhà chức trách nhằm đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ cho người dân và tránh độc quyền từ các hãng hàng không, theo Dân trí.

Tuy nhiên, khung giá vé máy bay hiện hành được áp dụng từ năm 2015 đến nay không còn phù hợp do hàng loạt chi phí đi kèm, đặc biệt là giá nhiên liệu Jet A1, đã tăng lên.

Các hãng hàng không do gặp khó khăn về tài chính nên đã nhiều lần kêu gọi Bộ GTVT bỏ giá trần vé máy bay, để việc điều tiết giá do thị trường tự do quyết định.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement