Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM lo thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế nói gì?

Sức khỏe

06/06/2023 02:25

Hết thuốc điều trị tay chân miệng độ nặng với hiệu quả điều trị cao nhất, các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM dùng thuốc thay thế và mong muốn có thêm thuốc dự trữ trong bối cảnh bệnh này đang gia tăng, đặc biệt là bệnh nặng.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế TPHCM về việc cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị tay chân miệng (immunoglobulin, phenobarbital). Đây là các thuốc điều trị cho các ca diễn biến nặng.

Trẻ bệnh nặng tiếp tục tăng

Thông tin từ các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM, trẻ mắc tay chân miệng điều trị nội trú và ngoại trú tăng trong 2 tuần trở lại đây. Có bệnh viện gia tăng gấp đôi trẻ đến khám, điều trị. Đã có một bệnh nhi 5 tuổi tử vong.

Đặc biệt, qua kết quả từ kỹ thuật PCR đã xác định một số trường hợp mắc tay chân miệng bệnh nặng là mắc vi rút Enterovirus 71. Đây là vi rút lây lan rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến hơn 100 trẻ em mắc tay chân miệng vào năm 2011 tử vong.

TP.HCM lo thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế nói gì - Ảnh 1.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ nặng (gần nhất) điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, cho hay trong ngày 3/6 khoa điều trị 2 ca mắc tay chân miệng độ nặng ở tỉnh chuyển đến, đồng thời cho 1 ca về phòng lưu trú sau thời gian điều trị phân độ nặng đến nay đã ổn định.

Tìm thuốc thay thế, cần thêm thuốc dự trữ 

Trước tình hình ca mắc tay chân miệng gia tăng, Sở Y tế TP.HCM cho biết địa phương gặp khó khăn về thuốc điều trị bệnh này ở phân độ nặng, nhất là Phenobarbital truyền tĩnh mạch và Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

Hiện nay, có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ sở nhập khẩu, số lượng thuốc immunoglobulin tồn và kế hoạch nhập khẩu về Việt Nam như sau:

- Human normal immunoglobulin 100mg/ml, Công ty Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu: Còn tồn 2.344 hộp loại 250ml và 215 hộp loại 50ml. Dự kiến, giữa tháng 8, nhà sản xuất sẽ tiếp tục cung ứng cho Việt Nam 2.000 hộp loại 250ml.

- Immunoglobulin 5%, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Duy Anh nhập khẩu: Bệnh viện Chợ Rẫy còn tồn 300 lọ. Cuối tháng 7, nhà sản xuất sẽ cung ứng cho Việt Nam 5.000-6.000 lọ.

Về thuốc phenobarbital, hiện nay, có 1 thuốc do Công ty Cổ phần Dược Danapha sản xuất được cấp Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 nhập khẩu thuốc Barbit là thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo Điều 68, Nghị định 54/2017/NĐ-CP để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo báo cáo, 21.000 ống thuốc (phenobarbital 200mg/ml) sẽ về Việt Nam vào đầu tháng 7.

 "Tác dụng điều trị của chúng thì giống nhau, thay thế được nhưng thời gian tác dụng của thuốc Phenobarbital dài hơn Gamma Globulin nên bệnh nhi có thể dùng thuốc Phenobarbital 1 lần/ngày, còn Gamma Globulin thì 2-3 lần/ngày", bác sĩ Tiến phân tích.

Theo bác sĩ Tiến, dù bệnh viện cần thêm thuốc dự trữ, tuy nhiên phải tính toán số lượng thuốc hợp lý, tránh tình trạng lãng phí khi nhập thuốc về nhưng không sử dụng hết, đặc biệt đây là thuốc nhập khẩu, đắt tiền với 3-4 triệu đồng/lọ.

Do đó, quan trọng hơn công tác điều trị là đơn vị kiểm soát dịch cần dự báo, đánh giá tình hình dịch bệnh tay chân miệng đúng và phụ huynh phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để kịp thời đưa trẻ nhập viện điều trị.

Tại sao bệnh tay chân miệng tăng khi trẻ nghỉ hè?

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan hơn khi trong lớp có trẻ mắc bệnh này. Hiện các trẻ đã bước vào kỳ nghỉ hè nhưng tại TP.HCM ghi nhận bệnh đang gia tăng, đặc biệt là ca bệnh nặng.

Các bác sĩ cho rằng sự gia tăng bệnh tay chân miệng trong thời điểm hiện nay có thể là do sự xuất hiện của vi rút Enterovirus 71 với đặc tính lây lan nhanh, sự biến đổi khí hậu (thời tiết nóng hơn) và sự chủ quan của người lớn khi chăm sóc, vệ sinh trẻ.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement