Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM lên phương án ứng phó bệnh 'đậu mùa khỉ'

Sức khỏe

25/07/2022 17:10

TP.HCM có nguy cơ xâm nhập bệnh "đậu mùa khỉ" rất lớn do đây là đô thị đông dân và là đầu mối giao thương quốc tế qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất và các cảng hàng hải.

Tuy TP.HCM chưa ghi nhận ca nhiễm nào nhưng trước tình hình số ca nhiễm ngày càng tăng cao và các nước lân cận đã ghi nhận ca nhiễm, ngành y tế TP.HCM đang khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh "đậu mùa khỉ" xâm nhập.

Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM đang lên kế hoạch triển khai giám sát, chẩn đoán, sàng lọc, cách ly và thu dung khi phát hiện ca bệnh "đậu mùa khỉ". Đặc biệt, TP.HCM tăng cường giám sát tại cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.

Sở Y tế TP.HCM đang khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng phó với bệnh "đậu mùa khỉ", trong đó tập trung vào giải pháp xét nghiệm, chẩn đoán, tập huấn, phối hợp thu dung, điều trị để trình UBND thành phố phê duyệt.

TPHCM ứng phó thế nào với bệnh đậu mùa khỉ? - Ảnh 1.

TP.HCM lên kế hoạch ứng phó dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Tại cửa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hệ thống đo thân nhiệt từ xa sẽ được vận hành để quan sát, tìm triệu chứng ở người nhập cảnh. Các chuyến bay có người đến từ những quốc gia đang lưu hành dịch sẽ được giám sát chặt chẽ yếu tố nguy cơ.

Sở Y tế TP.HCM cũng chỉ đạo trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức tiếp nhận các trường hợp khai báo có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh "đậu mùa khỉ" và hướng dẫn đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sở Y tế khuyến cáo người dân khi có biểu hiện nổi mụn nước, phát ban, mụn mủ cần đến bệnh viện để được khám, xét nghiệm bệnh "đậu mùa khỉ".

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố tăng cường sàng lọc và phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh "đậu mùa khỉ" theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có giải pháp xử lý triệt để nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh.

Số ca mắc bệnh "đậu mùa khỉ" đang tăng nhanh trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra thông tin cảnh báo về tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế. Trước tình hình trên, ngành y tế TP.HCM đang khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh "đậu mùa khỉ" xâm nhập.

Theo WHO, từ trước đến nay, bệnh "đậu mùa khỉ" chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi nhưng từ tháng 5 vừa qua, bệnh đã xuất hiện ở bên ngoài 2 khu vực này và bắt đầu lây lan nhanh. Kể từ tháng 5 đến nay đã có trên 16.000 ca mắc bệnh "đậu mùa khỉ" ở 78 nước.

Theo TTXVN, hầu hết các trường hợp mắc "đậu mùa khỉ" cho đến nay là ở những người đồng tính nam, người song tính và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Hầu hết đều lây bệnh liên quan đến hoạt động tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng nếu đợt bùng phát hiện nay không được quản lý kịp thời, virus "đậu mùa khỉ" có thể lây lan ra ngoài nhóm này và có thể trở thành dịch bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia hơn. Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh "đậu mùa khỉ".

Virus "đậu mùa khỉ" lây truyền qua tiếp xúc gần gũi, như tiếp xúc da, hôn và các giọt bắn đường hô hấp ở khoảng cách gần, nhưng nó không lây lan trong không khí ở khoảng cách xa hơn như virus gây COVID-19.

Bệnh "đậu mùa khỉ" có khả năng lây lan qua quần áo, giường chiếu hoặc các bề mặt tiếp xúc với chất dịch từ vết thương, nhưng điều này dường như ít phổ biến hơn nhiều. Người ta vẫn chưa biết liệu bệnh "đậu mùa khỉ" có lây truyền trực tiếp qua đường tình dục qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo hay không, nhưng nó lây lan qua tiếp xúc với vết loét khi quan hệ tình dục.

Trước khi bùng phát dịch bệnh như hiện nay, bệnh "đậu mùa khỉ" không dễ dàng lây truyền từ người sang người, nhưng mạng lưới tình dục của những người đồng tính nam đã tạo ra cơ hội để virus lây truyền nhanh chóng.

Trên thực tế, quan hệ tình dục là con đường lây truyền bị nghi ngờ phổ biến nhất trong loạt trường hợp này (95%). Khoảng 1/4 ca bệnh đã tiếp xúc gần gũi với một người mắc bệnh "đậu mùa khỉ".

Những người mắc bệnh "đậu mùa khỉ" trong nghiên cứu trên cũng có nhiều yếu tố nguy cơ tình dục.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement