26/12/2019 17:09
Top 10 công ty Đông Nam Á "làm mưa làm gió" trên "sân nhà" trong một thập kỷ qua
10 năm trước người dân Đông Nam Á quen thuộc với công ty Mỹ, nhưng vào thời điểm này, các công ty Đông Nam Á đã chứng minh ảnh hưởng của mình.
1. Razer
Razer là một trong những nhà sản xuất tiên phong trong ngành gaming gear, họ tạo ra xu thế của của các thiết bị ngoại vi chuyên dụng cho việc chơi game, khai phá thị trường gaming gear màu mỡ và thay đổi nhận thức của thế giới mãi mãi về sau. Nếu không có Razer thì ngành công nghiệp game mà chúng ta đang thấy chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều.
Mặc dù được thành lập vào năm 2005 tại California bởi doanh nhân người Singapore Min-Liang Tan và Robert Krakoff, công ty này hiện có một trụ sở kép ở Singapore.
Ngày nay, Razer gắn liền với hoạt động esport và được nhiều game thủ tin tưởng sử dụng cả phầm mềm và phần cứng của Razer. Tính đến tháng 5/2019, doanh thu của công ty đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 357,2 triệu USD.
2. Sea Limited
Nếu bạn là một game thủ, rất có thể bạn đã chơi game trên máy chủ Garena, đã mua các vật phẩm từ Shopee và thanh toán qua ứng dụng ví điện tử AirPay.
Được thành lập bởi Forrest Li vào năm 2009, Sea Limited có trụ sở tại Singapore hiện là một công ty lớn với danh mục kinh doanh đa dạng bao gồm thể thao điện tử, thương mại điện tử và tài chính.
Công ty con Garena cũng là nhà phân phối các trò chơi trực tuyến phổ biến như Liên minh huyền thoại, Heroes of Newerth, FIFA Online 3, Speed Drifters và Garena Free Fire trong khi Shopee nổi lên như một trong những sàn thương mại điện tử lớn trong khu vực.
Trong quý II năm 2019, Sea Limited tuyên bố rằng doanh thu của họ là 665,4 triệu USD.
3. Lazada
Nói về thương mại điện tử, bất kỳ người Đông Nam Á nào am hiểu về công nghệ đều đã mua một hoặc hai mặt hàng từ Lazada.
Được thành lập vào năm 2012 bởi Maximilian Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet, công ty hiện đang thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba kiểm soát bốn thị trường ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Lazado đóng vai trò quan trọng cùng nhiều công ty khác để biến nền kinh tế internet Đông Nam Á đạt 100 tỷ USD, Lazada tự xưng họ là sàn thương mại điện tử lớn nhất khu vực với hơn 50 triệu khách hàng.
4. Bukalapak
Trong khi Lazada và Shopee là những thương hiệu nổi tiếng trong khu vực, thì ở Indonesia, Bukalapak đang dần sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn.
Startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia hoạt động như một thị trường trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán các sản phẩm của mình trên nền tảng trong năm 2010.
Công ty, được thành lập bởi Achmad Zaky, Nugroho Herucahyono và Fajrin Rasyid, hiện có hơn 4,5 triệu người bán và tự hào có 70 triệu người dùng hoạt động. Trung bình có 2 triệu giao dịch diễn ra trong một ngày.
5. Carousell
Carousell là một sàn giao dịch chuyên mua bán hàng cũ. Startup này được xem là sàn giao dịch đồ cũ lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Kể từ khi thành lập vào năm 2012 bởi Quek Siu Rui, Lucas Ngoo và Marcus Tan, công ty hiện có người dùng từ Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan và Úc.
Tuy nhiên, năm 2018 công ty phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi có tới 70% các giao dịch lừa đảo trên nền tảng này. Năm đó, doanh thu đã tăng 7 triệu USD, nhưng vẫn bị lỗ tới 25 triệu USD.
6. Jobstreet
Nếu bạn là millennial, có lẽ bạn đã sử dụng JobStreet ít nhất một lần để tìm việc.
Thành lập tại Malaysia vào năm 1997, công ty đã phục vụ hàng triệu người tìm việc trên khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Tây Âu. Tại Malaysia, tính đến năm 2017, họ tự hào có 80.000 khách hàng doanh nghiệp và 11 triệu người tìm việc.
Tuy nhiên, với sự ra đời của LinkedIn, sự phổ biến của Jobstreet đã bị ảnh hưởng.
7. Grab
Grab đã trở vô cùng thân thuộc trong cuộc sống chúng ta, đến nỗi một số người còn đùa rằng, bạn có thể gọi Grab để lấy cho bạn chai nước sốt cà chua ở trên bàn ăn tối.
Từ những dịch vụ như gọi xe, đặt thức ăn, đến giao hàng, "siêu ứng dụng" này đã trở thành một phần rất lớn trong cuộc sống của người Đông Nam Á.
Kể từ khi thành lập vào năm 2012, Grab hiện là công ty khởi nghiệp 'decacorn' đầu tiên của khu vực vì có mức định giá hơn 14 tỷ USD.
8. Gojek
Ứng dụng gọi xe ucar Indonesia được thành lập từ năm 2010 có chức năng kết nối mọi người với dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ thuê xe. Nhưng vào năm 2015, nó đã quyết định mạo hiểm vào kinh doanh dịch vụ gọi xe.
Kể từ đó, nó đã trở thành Super App, giống như Grab, cung cấp hơn 20 dịch vụ và giảm bớt căng thẳng cuộc sống của hàng triệu người trên khắp Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Philippines và sớm có thể là Malaysia.
9. AirAsia
Kể từ khi thành lập vào năm 1993, AirAsia ngày nay đã trở thành một hàng hàng không thân thuộc với những người đi du lịch tiết kiệm.
Đến nay, hãng hàng không của Malaysia đã hoạt động tại 165 điểm đến trên 25 quốc gia. Họ cũng ra mắt một úng dụng ví điện tử, BigPay
Là một phần của công ty con của Tune Group, hãng đã giành được nhiều giải thưởng trong đó có hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 11 lần liên tiếp.
10. Traveloka
Một kỳ lân khác của Indonesia, Traveloka khởi nghiệp với chức năng như một công cụ giúp so sánh giá vé máy bay từ nhiều trang web khác nhau vào năm 2012.
Đến giữa năm 2013, công ty bắt đầu kết hợp đặt vé cho các hãng hàng không và năm sau họ bắt đầu mạo hiểm đặt phòng khách sạn.
Ngày nay, nền tảng này trị giá 4 tỷ USD và có người dùng từ khắp Đông Nam Á và thậm chí là Úc.
Advertisement
Advertisement