Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hai mã ngành thép HMC và VPG nhảy vọt

Chứng khoán

25/04/2021 07:10

Thị trường có tuần biến động khá mạnh với điểm nhấn từ phiên bán tháo ồ ạt ngày thứ Năm và cũng nhanh chóng hồi mạnh ngay sau đó. Dòng tiền tiếp tục có sự phân hóa và không có nhóm ngành nào quá nổi bật, ngoài một số cổ phiếu ngành thép riêng lẻ, dường như được hưởng lợi từ tình hình giá thép tăng phi mã gần đây.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 9,82 điểm ( 0,79%), lên 1.248,53 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 22% xuống 83.193 tỷ đồng, khối lượng giảm 31,3% xuống 3.184 triệu cổ phiếu.

HNX-Index giảm 9,48 điểm (-3,23%), xuống 283,63 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 29,8% xuống 11.983 tỷ đồng, khối lượng giảm 35,4% xuống 639 triệu cổ phiếu.

Trong tuần, nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng vẫn động lực chính giúp thị trường lấy lại sự cân bằng sau phiên bán tháo ngày thứ Năm với VCB ( 8%), VPB ( 4,2%), MBB ( 0,3%), VPB ( 4,2%), TCB ( 0,1%), TPB ( 1,08%), STB ( 1,58%), LPB ( 6,07%), ACB ( 0,9%), SHB ( 4,7%) ...

Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí giảm mạnh nhất với BSR (-7,8%), OIL (-7,1%), PVD (-6,2%), PVS (-9,4%), PVB (-8,6%), PXS (-5,87%) …

Trên sàn HOSE, trong tuần qua, cổ phiếu ngành thép HMC nhảy vọt với 3 trên 4 phiên tăng kịch trần, cùng thanh khoản tương đôi khá, đưa cổ phiếu lên mức cao lịch sử (tính theo giá điều chỉnh) kể từ khi niêm yết năm 2006.

Nguyên nhân có lẽ đến từ việc giá thép tăng phi mã thời gian gần đây. Theo thống kê, trung bình giá bán mỗi tấn thép xây dựng đã tăng 30-40% so với cuối năm 2020. Chẳng hạn, thép phi 6 mm Việt Mỹ tại Đà Nẵng hiện 18,4 triệu đồng một tấn, trong khi cuối năm ngoái là 13,14 triệu đồng, mức tăng 40%.

Cổ phiếu VPG, vốn liên quan nhiều đến thị trường sắt xây dựng và phôi thép, cũng đã hưởng lợi từ giá thép và tăng mạnh trong tuần với 2 phiên tăng trần, hai phiên còn lại tăng mạnh 5,7% và 3,3%.

Cổ phiếu YEG được mua bắt đáy mạnh với ba phiên gần nhất tăng kịch trần, sau chuỗi 7 phiên giảm sàn trước đó, do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh thua lỗ thêm hơn 45 tỷ đồng trong quý I/2021 và bị đưa vào diện kiểm soát từ 12/4/2021.

Ở chiều ngược lại, FTM và DLG chìm sâu, khi cả hai đón nhận thông tin đều bị chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo, với FTM từ ngày 26/4/2021 và DLG từ ngày 23/4/2021.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 16/4 đến 23/4:


Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động tăng (%)

Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động giảm (%)
HMC
19.55
24.5
25,32%
HVX
7.12
5.34
-25,00%
VPG
25.3
31.6
24,90%
FTM
4.45
3.34
-24,94%
CLW
25.6
30.5
19,14%
DLG
3.99
3
-24,81%
AMD
6.58
7.8
18,54%
PXT
3.59
2.7
-24,79%
ABS
62.5
73.9
18,24%
LCM
3.44
2.59
-24,71%
TTE
9.9
11.7
18,18%
RIC
25
19.1
-23,60%
VIX
28.8
33.85
17,53%
DXV
5.67
4.54
-19,93%
TAC
50.1
57
13,77%
HAG
5.99
5.04
-15,86%
YEG
22
25
13,64%
PMG
28.8
24.4
-15,28%
KDH
31.4
35.3
12,42%
SAV
41.85
35.5
-15,17%

Trên sàn HNX, cổ phiếu ngành thép MEL cũng biến động mạnh và tăng cao nhờ sóng giá thép tăng, nhưng thanh khoản không cao, chỉ vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.

Ngược lại, cổ phiếu nhỏ ACM bị chốt lời mạnh với 5 phiên gần nhất đều giảm khi đóng cửa, trong đó có tới 4 phiên giảm sàn. Trước đó, ACM đã có chuỗi tăng mạnh 14 phiên liên tiếp với 13 trong số đó tăng kịch trần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 16/4 đến 23/4:


Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động tăng (%)

Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động giảm (%)
MEL
9.1
13.3
46,15%
AME
14.7
9.8
-33,33%
VIE
5.1
7.3
43,14%
KSQ
5.8
4
-31,03%
THS
8.1
10.6
30,86%
VE4
32
23.6
-26,25%
DAE
19.3
24.1
24,87%
ACM
4.4
3.3
-25,00%
EVS
14.6
17.4
19,18%
TTH
4.2
3.2
-23,81%
DNC
47.7
56.1
17,61%
KVC
4.3
3.4
-20,93%
HHG
4.6
5.4
17,39%
MPT
3.6
2.9
-19,44%
KDM
7.7
9
16,88%
TTZ
4.2
3.4
-19,05%
CAN
27
30.7
13,70%
VIG
7.4
6.1
-17,57%
KHS
13.4
15
11,94%
LM7
6.4
5.3
-17,19%

Trên UpCoM, cổ phiếu thép DNS cũng đứng đầu mức tăng, nhưng tương tự trên HNX, khi mã tăng cao nhất này chỉ có thanh khoản thấp, thậm chí có phiên DNS chỉ có 100 đơn vị khớp lệnh.

Tân binh SCG đang gây sự chú ý, khi niêm yết từ ngày 12/4/2021 đã liên tiếp tăng mạnh. Với chỉ 9 phiên giao dịch, nhưng SCG đã có 8 phiên tăng trần, một phiên cũng vọt mạnh 14,1%. Thanh khoản được cải thiện đáng kể trong 5 phiên gần nhất, trong đó, phiên ngày 20/4 có hơn 0,47 triệu đơn vị khớp lệnh và phiên ngay trước đó có 0,41 triệu đơn vị được khớp.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 16/4 đến 23/4:


Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động tăng (%)

Giá ngày 16/4
Giá ngày 23/4
Biến động giảm (%)
DNS
9.4
19.7
109,57%
PJS
20.4
11
-46,08%
SPB
10
17.3
73,00%
DNT
20
12
-40,00%
SCG
50.2
84.6
68,53%
DCG
16.2
10.6
-34,57%
CBI
8
12.8
60,00%
HTE
9
6
-33,33%
BIO
9.5
15.2
60,00%
S27
4
2.7
-32,50%
BVN
8
12
50,00%
SDP
4
2.7
-32,50%
RTH
7.4
10.3
39,19%
NBR
18.6
13.1
-29,57%
KSE
23.1
32
38,53%
PSN
12.5
9.2
-26,40%
HKP
7.4
9.7
31,08%
VTS
10.8
8.1
-25,00%
STH
11.1
13.6
22,52%
VWS
16
12
-25,00%
LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement