Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng thống Donald Trump cáo buộc đảng Dân chủ "đảo chính"

Vĩ mô

02/10/2019 15:33

Mới đây, trên một bài đăng Twitter của Tổng thống Donald Trump, ông đã cáo buộc đảng Dân chủ muốn đảo chính bằng cách luận tội ông.

Trên trang Twitter của mình, Tổng thống Mỹ đã viết rằng cuộc điều tra cáo buộc lạm dụng quyền hạn của mình là “nhằm tước đi quyền của người dân, lá phiếu, quyền tự do, tôn giáo, quân đội, tường biên giới và quyền của một công dân thuộc Hợp Chủng Quốc Mỹ mà Chúa trời đã ban tặng”. Ông gọi toàn bộ quá trình này là một “âm mưu đảo chính”.

Tuyên bố của ông Trump cũng giống với những gì mà ông đã từng nói khi cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller còn điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Ông Trump đã gọi đây là một “cuộc săn phù thủy” và cũng là “âm mưu đảo chính”, chỉ có thể xảy ra “tại quốc gia thế giới thứ ba”.

"Họ đã cố gắng đảo chính, nó không thành công lắm. Và tôi không cần một khẩu súng cho nó, phải không?", ông Trumpnói trước đám đông tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Súng trường Quốc gia ở Indianapolis vào tháng Tư.

Hôm 29/9, Tổng thống Mỹ cũng trích dẫn lời một mục sư nói vớiFox Newsrằngluận tội tổng thống sẽ dẫn đến "chia rẽ đất nước giống như nội chiến".

Báo cáo của ông Mueller không xác định được ông Trump có thông đồng với Nga hay không, đồng thời cũng không kết luận được liệu ông có cản trở quá trình thực thi luật pháp của nhóm điều tra hay không.

Quá trình điều tra luận tội Tổng thống Trump được các nghị sĩ trong Hạ viện Mỹ thuộc đảng Dân chủ tiến hành sau khi một cuộc gọi diễn ra ngày 25/7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã khiến chính trị Mỹ đảo lộn. Một người cung cấp tin mật đã gửi báo cáo rằng nội dung cuộc nói chuyện này rất đáng lo ngại.

tt-trump-to-dang-dan-chu-muon-dao-chinh-PJDV
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong cuộc gọi, ông Trump đã yêu cầu ông Zelensky tiến hành điều tra liên quan đến việc ông Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Mỹ và là ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2020 đã từng yêu cầu chấm dứt cuộc điều tra đối với một công ty mà con trai ông là Hunter Biden từng là thành viên ban giám đốc. Ông Trump sau đó đã cấm giám đốc tình báo quốc gia Mỹ tiết lộ báo cáo của người thông tin mật cho Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos hôm 2/10, gần một nửa người Mỹ cho rằng Tổng thống Trump nên bị luận tội – tăng 8% so với tuần trước.

Hai cựu quan chức Mỹ sẽ làm chứng luận tội ông Trump

Trước đó, ngày 27/9, cựu đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Kurt Volker đã bất ngờ từ chức sau khi có tên trong danh sách tố cáo của "người tố giác bí mật" và bị nói rằng đã yêu cầu luật sư riêng của Tổng thống Trump, ôngRudy Giuliani bàn bạc với quan chức Ukraine về những vấn đề liên quan đến gia đình cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Theo đó, vị cựu đặc phái viên này sẽ ra làm chứng trước Hạ viện Mỹ vào ngày 3/10 tới.NBCnói rằngviệc ông Volker từ chức có thể giúp ông được “tự do” nhiều hơn khi trình bày trước Hạ viện.

Cùng với ông Volker, cựu đại sứ Mỹ tại UkrianeMarie Yovanovitch- người bị cách chức hồi tháng 5, cũng sẽ tham gia cuộc làm chứng trước các ủy ban của Hạ viện vào ngày 11/10.

Cựu đại sứ Yovanovitch - người chỉ trích công tố viên Ukraine vì đã quá mềm mỏng trước điều tra tham nhũng, đã bất ngờ từ chức hồi tháng 5. Công tố viên bị bà Yovanovitch chỉ trích, ông Yuriy Lutsenko đã báo cáo với ông Giuliani rằng gia đình nhà Biden có một vài hành động sai trái khi còn đương chức.

Tổng thống Trump vô cùng giận dữ khi biết được tin ông Lutsenko sau đó bị cách chức. "Tôi nghe nói công tố viên bị đối xử rất tệ và anh ta là một công tố viên rất công bằng”, bản ghi âm cuộc gọi với Tổng thốngUkraineVolodymyr Zelenskiy cho biết.

Cũng trong ngày1/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gửi một bức thư gửi tới đảng Dân chủ ở Hạ viện nhằm gây sức ép yêu cầu rút lại thẩm vấn đối với cựu quan chức và nhân viên hiện tại của Bộ Ngoại giao, trong đó có bà Yovanovitch và ông Volker.

"Tôi quan ngại đến các khía cạnh của trong yêu cầu củaHạ viện, chỉ có thể hiểu là một nỗ lực đe dọa, bắt nạt và đối xử không đúng mực với các chuyên gia xuất sắc của Bộ Ngoại giao", ông Pompeo viết.

Ông Pompeo còn nhấn mạnh với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ việnEliot Engelrằng: “Các quan chức trên sẽ không tham dự bất kỳ cuộc phỏng vấn hay làm chứng nào mà không có cố vấn điều hành để kiểm soát việc tiết lộ thông tin bí mật”.

Ngoại trưởng Pompeo khẳng định sẽ sử dụng tất cả các phương tiện để ngăn chặn và vạch trần mọi nỗ lực nhằm đe dọa các chuyên gia tận tụy tại Bộ Ngoại giao.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement