Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tôm hùm đất Trung Quốc bỗng 'hot' trở lại dù bị cấm

Thị trường 24h

08/05/2023 13:55

Bất chấp bị cấm nhập và buôn bán tại Việt Nam, tôm hùm đất Trung Quốc vẫn được rao bán với giá 500.000 - 600.000 đồng/kg. Khách mua tôm hùm đất được ship hàng tận cửa, hàng tươi sống có thể thả bể nuôi ăn dần.

Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus (còn gọi là tôm hùm đất...) là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loại tôm này chỉ nhỏ như con tôm sú, thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013. Thế nhưng năm nay, món tôm hùm đất này bỗng dưng “hot” trở lại. Những ngày gần đây, tôm hùm đất được rao bán tràn lan trên “chợ mạng”, từ loại xông nhiệt cho tới tươi sống. Các đầu mối bán tôm hùm đất cho biết, hàng thường về theo ngày, khách lấy lẻ và lấy sỉ có giá khác nhau. 

Theo một đầu mối ở Hà Nội cho biết, tôm hùm đất được nhập về từ Trung Quốc. Hiện có loại tôm xông nhiệt và tôm sống. Với loại xông nhiệt có giá 300.000 đồng/kg, hàng lúc nào cũng có sẵn. Riêng loại tươi sống 2-3 ngày sẽ về một chuyến, được bán với giá 500.000 đồng/kg.

Tôm hùm đất sống nhập về được các đầu mối bên Trung Quốc đóng sẵn vào từng túi lưới, sau đó cho vào thùng xốp có đá lạnh. Tôm về đến nơi đảm bảo sống khoẻ.

Theo các mối lái, hàng xông nhiệt hay được quán ăn chọn nhập về vì giá rẻ hơn hàng sống. Còn người dân mua về ăn thường chọn tôm sống, bởi chất lượng thịt sẽ thơm ngọt hơn. Song, do là hàng sống nên rất ít khi có sẵn, đa phần khách mua phải đặt trước.

Tôm hùm đất Trung Quốc bỗng 'hot' trở lại dù bị cấm - Ảnh 2.

Giá của tôm hùm đất sống dao động từ 500.000-600.000 đồng/kg.

Hàng cấm buôn bán tại Việt Nam

Loại tôm này có tên trong Phụ lục 2 Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Tôm hùm đất sống cũng không có tên trong Phụ lục VIII Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam - ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Do đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN& PTNT) Trần Đình Luân cho biết, theo quy định, nếu phát hiện tôm hùm đất phát tán ra ngoài môi trường, các địa phương phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt theo quy định của pháp luật. Đồng thời, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn các con đường lây lan của sinh vật từ bên ngoài vào Việt Nam.

Vì vậy, để được nhập khẩu tôm hùm đất sống, người nhập khẩu phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép nhập khẩu theo quy định. Đến thời điểm này, Cục Thú y chưa hướng dẫn bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kiểm dịch nhập khẩu tôm hùm đất sống, ông nhấn mạnh.

Với tôm hùm đất đông lạnh, ông Long cho biết, theo quy định sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm phải bảo đảm điều kiện có nguồn gốc từ các cơ sở có trong Danh mục cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thủy sản vào Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ; đồng thời phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng.

“Hiện nay, Cục Thú y không nhận được đề nghị kiểm dịch nhập khẩu tôm hùm đất đông lạnh để làm thực phẩm”, ông khẳng định.

Năm 2019, tôm hùm đất từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam, xuất hiện la liệt trên thị trường. Bộ NN-PTNT khi đó phải gửi công văn hoả tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát. 

Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, tôm hùm đất có thể trở thành đại họa của ngành nông nghiệp bởi khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement