Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tiềm lực kinh tế của Iran thế nào?

Vĩ mô

08/01/2020 11:11

Vụ ám sát tướng Soleimani có nguy cơ thổi bùng cuộc chiến giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, nền kinh tế Iran đầy rẫy sự bất ổn vẫn là yếu điểm lâu nay của quốc gia này.

Sau khi tướng Soleimani bị ám sát, lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Ali Khamenei cảnh báo sẽ có hành động đáp trả đối với "thủ phạm" giết hại Thiếu tướng Soleimani. Hành động đầy rủi ro và liều lĩnh của TT Trump khiến nhiều người lo ngại ông đã trực tiếp châm ngòi nguy cơ chiến tranh.

Tuy nhiên, Times cho rằng nền kinh tế ở khu vực Trung Đông từ lâu đã mang nhiều bất ổn và trì trệ, do đó việc tuyên chiến với Mỹ sẽ là một mạo hiểm lớn với Tehran.

Sa lầy trong suy thoái nhiều năm liền

Theo Business Insider, nền kinh tế Iran vẫn vẫn mắc kẹt trong vòng kìm kẹp của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị đè nặng phần lớn bởi các lệnh trừng phạt của Washington và cộng đồng quốc tế do triển khai chương trình hạt nhân. Đỉnh điểm là khi chính quyền TT Trump siết chặt các biện pháp trừng phạt từ năm 2018.

Hành động ám sát tướng Soleimani của TT Trump khiến nhiều người lo ngại ông đã trực tiếp châm ngòi nguy cơ chiến tranh. Ảnh: AP.
Hành động ám sát tướng Soleimani của TT Trump khiến nhiều người lo ngại ông đã trực tiếp châm ngòi nguy cơ chiến tranh. Ảnh: AP.

Kể từ tháng 5/2018 khi Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng, vận chuyển và tài chính, đóng băng hoạt động đầu tư nước ngoài lẫn xuất khẩu dầu của Iran, đè nặng lên nền kinh tế vốn đã yếu kém, khiến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ này lập tức rơi vào tình trạng suy thoái.

Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của Iran âm tới 4,8% trong năm 2018. TT Trump quyết gia tăng “áp lực tối đa” để Tehran phải đàm phán lại hiệp định, nhưng chính quyền Iran vẫn kiên trì giữ vững lập trường.

Theo Ngân hàng thế giới - WB, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran đạt 454 tỷ USD trong năm 2017, chỉ gần tương đương với quy mô GDP của bang Maryland, Mỹ (khoảng 418 tỷ USD).

Mỹ thắt chặt vòng kìm kẹp

Vào tháng 5/2019, với kế hoạch cắt đứt “nguồn sống” từ dầu mỏ của Iran, TT Trump quyết định khôi phục các lệnh trừng phạt với các nhà nhập khẩu dầu của Iran và siết chặt hoạt động ngân hàng nước này.

Kết quả của các đòn tổng tấn công từ Washington khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran tiếp tục sa lầy, tăng trưởng âm 9,5% trong năm 2019, so với mức giảm 4,8% trong năm 2018, theo báo cáo của IMF.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 30/12 tuyên bố sẽ gia tăng tối đa các biện pháp trừng phạt với Iran trong năm 2020 nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của nước này.

Đại diện Bộ ngoại giao Mỹ còn cho biết đã xử phạt 1.000 cá nhân và tổ chức có các giao dịch liên kết với Iran. Đầu tháng 12/2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết đợt trừng phạt mới đối với Tehran sẽ nhắm vào các hãng vận tải và hàng không lớn nhất Iran.

Nền kinh tế Iran vẫn vẫn mắc kẹt trong vòng kìm kẹp của Mỹ và cộng đồng quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), Liên hiệp quốc (UN)... Ảnh: BBC.
Nền kinh tế Iran vẫn vẫn mắc kẹt trong vòng kìm kẹp của Mỹ và cộng đồng quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), Liên hiệp quốc (UN)... Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố Iran sẽ mạnh mẽ vượt qua "cơn bão" lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua nhiều biện pháp khác nhau.

Xuất khẩu dầu liên tục giảm mạnh

Vào đầu năm 2018, sản lượng dầu thô của Iran đạt 3,8 triệu thùng mỗi ngày, và duy trì mức xuất khẩu trung bình 2,3 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Hầu hết số dầu này được mua bởi 8 quốc gia được Mỹ tạm thời miễn trừ lệnh trừng phạt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Italy.

Đến tháng 4, các nhà nhập khẩu phải hạ dần sản lượng khiến xuất khẩu dầu của Iran đã xuống còn 1 triệu thùng/ngày, theo Bloomberg. Điều này đồng nghĩa với hàng tỷ USD doanh thu từ dầu của nước này mất đi.

Hai tháng sau, TT Trump quyết định dừng miễn trừ cho lệnh trừng phạt và tuyên bố “ép” doanh thu từ xuất khẩu dầu của Iran về "0". Đến tháng 10/2019, sản lượng dầu thô của Iran đã giảm trung bình xuống còn 2,1 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu của OPEC. Trong khi đó, Bloomberg ước tính trung bình chỉ khoảng 260.000 thùng/ngày được xuất bán khỏi Iran.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định những con số trên không thể phản ánh hết bức tranh thực tế, bởi lẽ Iran không cung cấp đầy đủ dữ liệu và các đối tác muốn che giấu thông tin các tàu chở dầu.

Bất chấp sự lên án của quốc tế và các lệnh cấm của Mỹ, Trung Quốc vẫn duy trì là đối tác kinh tế quan trọng của Iran, chiếm hơn 30% giá trị xuất khẩu và gần 37% giá trị nhập khẩu của quốc gia này, theo OCD.

Kinh tế đầy bất ổn

Doanh số bán dầu giảm mạnh cũng khiến thu nhập ngoại hối của Iran sụt giảm đáng kể. IMF ước tính dự trữ ngoại tệ của Iran đã giảm xuống còn 86 tỷ USD, thấp hơn 20% so với mức dự trữ năm 2013.

Brian Hook, một quan chức cấp cao của Mỹ hồi tháng 12/2019 cho rằng Iran chỉ có thể tiếp cận được 10% giá trị dự trữ ngoại hối trên do những quy định kiểm soát tài chính. Do đó, nước này vẫn phải vật lộn để điều chỉnh chính sách tiền tệ và ngăn chặn tình trạng lạm phát gia tăng.

Trung tâm thống kê Iran thừa nhận tỷ lệ lạm phát lên tới mức 47,2%/năm. Bloomberg cho biết tỷ lệ lạm phát nước này có thể lên tới mức kỷ lục 50%/năm. Trong khi đó, tình trạng thất nghiệp đang là ngánh nặng nghiêm trọng ở quốc gia này. BBC cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Iran được dự báo sẽ đạt 16,8% trong năm 2019, tăng từ 14,5% trong năm trước.

Bloomberg ước tính tỷ lệ lạm phát của Iran có thể lên tới mức kỷ lục 50%/năm. Ảnh: BBC.
Bloomberg ước tính tỷ lệ lạm phát của Iran có thể lên tới mức kỷ lục 50%/năm. Ảnh: BBC.

Henry Rome, một nhà phân tích Iran tại Tập đoàn Eurasia ở Washington, cho biết nền kinh tế của Iran sẽ vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn vào năm 2020. Tuy nhiên khả năng sụp đổ nền kinh tế là không xảy ra.

Ông cho biết xuất khẩu và tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực phi dầu mỏ đang tăng cường, và chính phủ Iran cũng dần kiểm soát lạm phát và hệ thống tiền tệ.

"Tại Iran tồn tại chế độ dựa trên một nền tảng cơ bản nhất: lực lượng an ninh sẵn sàng và có quyền giết chết người dân. Điều này sẽ hạn chế các rủi ro bất ổn trong thời gian tới ở nước này”, vị này phân tích.

AN CHI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement